


PHÒNG KHÁM ĐA KHOA CHAC
Hiện nay, với sự tiến bộ của y khoa, đã có nhiều bệnh được chữa khỏi hoàn toàn. Vậy bệnh hen phế quản có được chữa khỏi hoàn toàn không đang là vấn đề được nhiều người quan tâm. Xoay quanh chủ đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với PGS.TS.BS Lê Thị Tuyết Lan, Chủ tịch Hội hen – Dị ứng – Miễn dịch Lâm sàng TP. HCM.
– Thưa PGS, hiện nay có nhiều bệnh đã được chữa khỏi hoàn toàn, vậy bệnh hen có nằm trong số những bệnh này không?
– PGS.TS.BS Lê Thị Tuyết Lan: Đến thời điểm hiện nay, cả trong Đông Y và Tây Y đều công nhận chưa có phương pháp nào có thể điều trị dứt điểm bệnh hen. Nhưng mà tin vui là chúng ta có thể kiểm soát tốt bệnh hen nếu được điều trị đúng cách. Một bệnh nhân hen tuân thủ tốt các khuyến cáo của Bác sĩ thì có thể làm việc, sinh hoạt như một người bình thường.
PGS Tuyết Lan dẫn chứng: “Bằng chứng là có những vận động viên Olympic bị hen vẫn đạt Huy chương vàng. Bệnh nhân bị hen có thể yên tâm theo phác đồ bác sĩ chỉ định. Điều luôn luôn phải ghi nhớ là điều trị hen bằng thuốc chứa Corticosteroid dạng hít, không phải dạng uống hay dạng tiêm. Các thuốc chứa Corticosteroid dạng uống hay dạng tiêm đều gây ra nhiều tác dụng phụ toàn thân, nhưng dạng hít thì hiệu quả và an toàn hơn. Bệnh nhân chỉ cần súc miệng sau khi dùng thuốc để hạn chế các tác dụng phụ.” Vì vậy, PGS Tuyết Lan khuyên bà con hãy yên tâm và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ thì bệnh hen sẽ được kiểm soát hoàn toàn.
– Thưa PGS, hen thoái lui và hen được chữa dứt điểm khác nhau như thế nào ?
– PGS.TS.BS Lê Thị Tuyết Lan: Một số bệnh nhân hen sau một thời gian điều trị, thấy không còn triệu chứng, thường cho rằng bệnh đã khỏi và tự ý ngưng thuốc. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn thống nhất với nhau rằng, bệnh hen không thể chữa dứt điểm. Vì vậy, chỉ có thể khẳng định rằng, đây là tình trạng hen đã được thoái lui. Điều này có nghĩa là bệnh hen không còn thể hiện về mặt lâm sàng, không ho, không khạc đàm, không khó thở và lên cơn. Nhưng nếu làm xét nghiệm sâu hơn như thăm dò chức năng hô hấp, các nền viêm, phản ứng của đường dẫn khí thì có thể hen vẫn còn đó.
PGS Tuyết Lan kết luận: “Vì vậy, nếu bệnh nhân thấy không còn các triệu chứng gì nữa thì đây chỉ là tình trạng hen thoái lui. Vì bệnh hen không thể điều trị dứt điểm nên lúc nào bệnh nhân cũng phải có thuốc của bác sĩ chỉ định. Bác sĩ sẽ luôn cố gắng tìm liều thấp nhất và có hiệu quả nhất cho bệnh nhân.”
– Xin chân thành cảm ơn PGS.
Như vậy qua buổi trao đổi với PGS.TS.BS Lê Thị Tuyết Lan, chúng ta có thể thấy rằng hen là một bệnh mạn tính có thể kiểm soát tốt. Bệnh nhân hen không nên tự ý ngưng thuốc khi thấy không còn triệu chứng và luôn tái khám đúng hẹn để bác sĩ điều chỉnh liều phù hợp. Nếu có thể, bệnh nhân nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa Hô hấp hoặc Dị ứng – Miễn dịch tại phòng khám để có được những lời khuyên phù hợp.Trần Thanh Lộc
ThS.BS Nguyễn Ngọc Nguyên
Bệnh nấm Aspergillus phổi mạn tính là tình trạng nhiễm nấm Aspergillus xâm lấn vào phổi, phát triển mạn tính, phá hủy cấu trúc phổi dần dần dẫn đến nhiều biến chứng như suy giảm chức năng phổi, ho ra máu nặng và có thể gây tử vong.
Trên thế giới có khoảng 3 triệu người mắc bệnh nấm Aspergillus phổi mạn tính, nếu không được điều trị khoảng 50–80% người bệnh sẽ tử vong trong vòng 5 năm. Bệnh xuất hiện nhiều ở quốc gia có gánh nặng bệnh lao cao trong đó có Việt Nam.
Những người đã và đang mắc các bệnh phổi gây biến đổi cấu trúc phổi sau:
Người bệnh sẽ có biểu hiện các triệu chứng tại phổi hoặc toàn thân phát triển chậm rãi và mơ hồ trong nhiều tháng dễ khiến cho người bệnh bỏ qua. Các triệu chứng của bệnh nấm Aspergillus phổi mạn tính có thể kể đến như:
Người bệnh có biểu hiện triệu chứng hô hấp hay triệu chứng toàn thân được liệt kê ở phía trên nên được tiến hành tầm soát và chẩn đoán sớm bệnh nấm Aspergillus phổi mạn tính bằng các xét nghiệm sau:
Bệnh nấm Aspergillus phổi mạn tính có thể điều trị được, tùy theo thể bệnh và mức độ tổn thương mà người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định đường dùng, liều lượng thuốc kháng nấm và thời gian thích hợp hoặc phẫu thuật đối với những bệnh nhân có chỉ định. Hiện nay, thể bệnh này có thể dễ dàng điều trị ngoại trú với các thuốc kháng nấm đường uống thông dụng bao gồm: Itraconazole, Voriconazole, Posaconazole.
Tuy nhiên để hạn chế tái phát cũng như giảm thiểu tình trạng kháng thuốc, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị, sử dụng thuốc đầy đủ, đúng liều theo chỉ định.
Hiện CHAC là nơi đầu tiên ở TP.HCM triển khai test nhanh nấm phổi (Test LDBIO ASPERGILLUS ICT IgG-IgM). Quý khách hàng có thể liên hệ để được tư vấn về bệnh nấm Aspergillus phổi mạn tính và test nhanh nấm phổi qua số điện thoại 028 3957 4933 hoặc đến trực tiếp phòng khám.
—————————
CHAC – 110A Ngô Quyền, Phường 8, Quận 5, TP.HCM
Website: www.chac.vn – Hotline: 0934 032 988
Fanpage: https://www.facebook.com/phongkhamchac1/
Phòng khám Đa khoa CHAC cần tuyển:
1. Tiếp nhận – Thu ngân: số lượng 2
2. Điều dưỡng: Số lượng 2
– Trình độ: Trung cấp trở lên
– Không cần kinh nghiệm, sẽ được đào tạo.
– Mức lương và các chế độ đãi ngộ: được thỏa thuận khi phỏng vấn.
3. Hành chính Nhân sự: số lượng 1
– Tốt nghiệp chuyên ngành luật, quản trị nhân sự, quản trị nguồn nhân lực, hành chính nhân sự
– Kinh nghiệm: 1 năm
– Mức lương cơ bản: 9 -12 triệu
– Các chế độ đãi ngộ khác: thỏa thuận khi phỏng vấn
Hồ sơ xin việc: bản photo gửi về Phòng Nhân sự, 110A Ngô Quyền, P8, Q5
ĐT: 3856 5233 – 3957 4933 (Chị Hằng)
Email: hangpn@gmail.com
Thời gian: Từ nay đến hết ngày 30/10/2024.
Nhằm góp phần trong việc xác định và tư vấn phổ biến các kiến thức phòng bệnh COVID-19 cho các đối tượng dễ tổn thương, bảo vệ tốt hơn cho cộng đồng, Liên Chi hội Hen Dị ứng-Miễn dịch Lâm sàng thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình tọa đàm giáo dục sức khỏe cho cộng đồng về hen, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và COVID-19.
PGS-TS-BS Lê Thị Tuyết Lan trao đổi với vận động viên Marathon Giang Tú trước khi bắt đầu buổi tọa đàm
Sáng ngày 18 tháng 12, tại hội trường Trung Tâm Chăm Sóc Sức Khỏe Cộng Đồng CHAC, Hội Hen Dị ứng-Miễn dịch Lâm sàng đã tổ chức chương trình giáo dục sức khỏe cho cộng đồng đối với đối tượng có yếu tố nguy cơ mắc COVID-19 nặng, những người gặp phải vấn đề sức khỏe hậu COVID-19 và bệnh nhân Hen, COPD.
Buổi tọa đàm có sự tham dự của PGS-TS-BS Lê Thị Tuyết Lan, Phó Chủ tịch Hội Hô hấp Việt Nam, Chủ tịch Liên Chi hội Hen Dị ứng-Miễn dịch-Lâm sàng thành phố Hồ Chí Minh, vận động viên Marathon Giang Tú và khoảng 20 khách mời là những bệnh nhân, đối tượng có nguy cơ cao.
CHAC cũng tầm soát các BN hen, COPD bằng 2 bảng câu hỏi, X-quang phổi và đo hô hấp ký có test giãn phế quản. Người tham gia có thể nhận diện những bệnh nhân có nguy cơ bị mắc COVID nặng bằng bảng điểm. PGS Tuyết Lan cũng giới thiệu các phương pháp bảo vệ những bệnh nhân này từ nguyên tắc 5k (Khẩu trang, Khoảng cách, Khử khuẩn, Không tập trung, Khai báo y tế) đến miễn dịch thụ động bằng phương pháp sử dụng kháng thể đơn dòng.
Bệnh nhân được nhận phiếu xét nghiệm tổng quát miễn phí nếu thuộc diện nguy cơ cao bị COVID-19.
Chương trình được sự tài trợ của Công ty TNHH AstraZeneca và kết thúc lúc 11 giờ cùng ngày.
PGS-TS-BS Lê Thị Tuyết Lan trình bày tại buổi tọa đàm
Vận động viên Marathon Giang Tú chia sẻ kinh nghiệm tại buổi tọa đàm
Toàn cảnh buổi tọa đàm
Một bác bệnh nhân lớn tuổi đến tham dự buổi tọa đàm
Điểm tin và Ảnh: Trần Thanh Lộc
Ngày 1 tháng 3, tại Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe Cộng đồng CHAC, lãnh đạo GSK Việt Nam có chuyến thăm và làm việc với thành viên của mô hình ACOCU.
Đến tham dự, về phía GSK Việt Nam, có Bs Abdelkader El Hasnaoui, Chủ tịch Y Khoa GSK khối các nước phát triển, Bs Elena DeAngelis, Bs Trương Hà Lan Ngọc, Bs Nguyễn Hoàn Lê Minh GSK Việt Nam.
Tiếp và đón đoàn, về phía lãnh đạo mô hình ACOCU, có PGS-TS-BS Lê Thị Tuyết Lan, Phó Chủ tịch Hội Hô hấp Việt Nam, Chủ tịch Liên Chi hội Hen-Dị ứng-Miễn dịch-Lâm sàng thành phố Hồ Chí Minh, Ths kinh tế Y tế Phan Văn Trường, Giám đốc điều hành Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe Cộng đồng cùng các thành viên của ACOCU.
Tại buổi làm việc, các chuyên gia đã thảo luận định hướng hợp tác về:
– Đào tạo quản lý Hen và Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh lý nhiễm trùng và dự phòng vắc xin.
– Xây dựng mô hình trung tâm quản lý và thực hiện nghiên cứu khoa học.
Một số hình ảnh của buổi làm việc.
PGS-TS-BS Lê Thị Tuyết Lan trình bày tại buổi làm việc
Các đại biểu tham dự
Tin: Trần Thanh Lộc