Thân mọc thẳng đứng, cao tới 1m, phía gốc có một số lá thoái hóa thành vảy, bao lấy thân cây. Giữa thân có một tầng lá mọc vòng gồm 3 – 10 lá nhưng thường là 7 lá, cuống lá dài khoảng 3cm, phiến lá hình mác rộng, dài 15 – 20cm, rộng 4 – 5cm, đầu phiến lá nhọn, mép nguyên, hai mặt nhẵn, mặt dưới màu xanh nhạt, đôi khi có màu nâu nhạt. Hoa mọc đơn độc ở đỉnh cành, cuống hoa dài 15 – 30cm. Nhụy màu tím đỏ, bầu thường gồm 3 ngăn. Quả mọng màu tím đen. Ra hoa tháng 3 – 7, quả tháng 8 – 12.
|
Cây mọc hoang ở những vực khe ẩm tối, gần suối ở độ cao trên 600m, phân bố chủ yếu ở Lào Cai (Sa Pa), Ninh Bình (Cúc Phương), Thái Nguyên (Ðại Từ), Lạng Sơn, Hòa Bình, Hà Giang (Hoàng Su Phì, Đồng Văn)… Bộ phận dùng làm thuốc là thân rễ. Thu hái rễ quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa thu – đông, rửa sạch phơi khô.
Theo Đông y, thất diệp nhất chi hoa có vị đắng cay, tính lạnh, có công dụng thanh nhiệt giải độc, chữa sốt, mụn nhọt, viêm tuyến vú, ho lâu ngày… Kết quả nghiên cứu hiện đại cũng cho thấy, thất diệp nhất chi hoa có tác dụng kháng khuẩn đối với nhiều loại vi khuẩn như: trực khuẩn lỵ, tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, trực khuẩn mủ xanh…; kháng virut cúm; làm giãn phế quản, chống co thắt, trừ đờm và giảm ho, giảm đau, chống viêm,…
Một số đơn thuốc thường dùng:
Chữa quai bị: Thất diệp nhất chi hoa 6g, bồ công anh 30g, sắc uống ngày 1 thang chia 2 – 3 lần. Kết hợp với thuốc đắp tại chỗ: dùng thân rễ thất diệp nhất chi hoa 12g, thiên hoa phấn 12g, thiên tiên tử 6g, tán thành bột, thêm 1 ít trộn nước thành bột nhão làm thuốc đắp chỗ sưng đau.
Cây và rễ củ thất diệp nhất chi hoa.
|
Ho do hen phế quản: Thất diệp nhất chi hoa, hoa cúc bách nhật, tỳ bà diệp, mỗi vị 6g, quả nhót 10g. Sắc uống ngày một thang chia 3 lần, mỗi lần 60 ml nước thuốc sắc. Dùng 3 – 5 ngày.
Cắt cơn hen, trừ đờm: Thất diệp nhất chi hoa 15g, tán bột, mỗi lần uống 3g, ngày 2 – 3 lần.
Chữa mụn nhọt: Thân rễ thất diệp nhất chi hoa giã nát, trộn với một chút dấm trắng đắp vào chỗ mụn nhọt đến khi khỏi