Phát hiện sớm bệnh Alzheimer qua… mũi

Các nhà khoa học Mỹ vừa công bố một phương pháp mới giúp phát hiện sớm, hiệu quả bệnh Alzheimer bằng cách: ngửi bơ đậu phộng.

Các nhà nghiên cứu thuộc Trường đại học Florida (Mỹ) cho biết, khứu giác có mối quan hệ mật thiết với các dây thần kinh não và thường là bộ phận đầu tiên bị ảnh hưởng khi trí nhớ suy giảm. Thí nghiệm này yêu cầu bệnh nhân ngửi một thìa bơ đậu phộng bằng một bên mũi và đo khoảng cách xa nhất mà bệnh nhân có thể ngửi được. Bệnh nhân mắc chứng Alzheimer có lỗ mũi bên trái nhỏ hơn khoảng 10mm so với lỗ mũi bên phải. Từ đó, các nhà nghiên cứu có thể nhanh chóng phát hiện ra những người mắc chứng bệnh trên.

Bơ đậu phộng được sử dụng bởi vì nó có “mùi tinh khiết”. Mũi có thể ngửi được các loại mùi vị là trong thành khoang mũi có một lớp niêm mạc dầy khoảng 5mm, trên đó phân bố khoảng hơn 10.000.000 tế bào khứu giác, những tế bào này có liên hệ rất mật thiết với đại não.

Như chúng ta đã biết, khí là do tác dụng của các phân tử khí tạo thành. Khi con người hít thở không khí, những phân tử khí phát tán trong không trung sẽ dính vào niêm mạc khoang mũi, kết hợp với các tế bào khứu giác trong khoang mũi. Lúc này, các tế bào khứu giác trong khoang mũi lập tức sẽ hưng phấn lên, chuyển những kích thích này thành những tín hiệu đặc biệt và truyền đến đại não thông qua các dây thần kinh khứu giác, vì vậy tạo ra khứu giác giúp cho chúng ta có thể ngửi thấy các loại mùi vị bằng mũi. Bơ đậu phộng không tạo yếu tố kích thích nên nó rất lý tưởng để dùng trong thí nghiệm.

H.Minh (Theo Popular science, 10/2013)