Nguyên nhân và cách phòng tránh mề đay

Mề đay là một phản ứng cấp hoặc mạn tính của mao mạch do dị ứng gây phù ở da và niêm mạc. Bệnh không quá nguy hiểm nhưng rất ngứa, khó chịu, làm giảm chất lượng và ảnh hưởng đến cuộc sông sinh hoạt hàng ngày rất nhiều của người bệnh. Đây không phải là 1 căn bệnh hiếm gặp, xảy ra ở nhiều đối tượng và do nhiều nguyên nhân gây nên. Nguyên nhân gây bệnh mề đay rất phức tạp, bao gồm nguyên nhân bên trong, nguyên nhân bên ngoài hay thậm chí không rõ nguyên nhân. – Do dị ứng, giải phóng histamin, serotonin. Thể dị ứng IgE

tăng – Cây cỏ, côn trùng lông súc vật, phấn hoa – Hóa chất – Ký sinh trùng: giun, sán… – Thuốc men: sulfamid, aspirin, penixilin Dị ứng hải sản là 1 trong các nguyên nhân gây nổi mề đay – Thức ăn: tôm cua cá, ốc (hải sản) [Xem thêm: benh phoi tac nghen] – Do lạnh: nước lạnh, gió lạnh, mưa lạnh – Không rõ nguyên nhân Chế độ ăn kiêng cho bệnh dị ứng mề đay là yếu tố được nhiều người quan tâm khi điều trị và phòng tránh bệnh này. Để trị bệnh mề đay và tránh tái phát, người bệnh cần phải loại trừ các nguyên nhân, nên đến viện da liễu để khám và làm một số xét nghiệm cần thiết như: công thức máu, xét nghiệm phân tìm ký sinh trùng đường ruột, tìm ấu trùng giun chỉ trong máu, phản ứng nội bì với histamin. Tùy vào nguyên nhân mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng các loại thuốc: thuốc kháng histamin, có thể kết hợp với kháng thụ thể H2 (Cimetidin), Prednisolon… Bệnh nhân không nên tự ý mua và dùng thuốc chữa mề đay. Ngoài ra, việc bổ sung vitamin C mỗi ngày sẽ giúp giảm được nguy cơ bị mề đay. Khi bị nổi mề đay, người bệnh không nên gãi, cọ xát dễ làm da bị tổn thương dẫn đến nhiễm trùng da thứ phát; mặc quần áo thoáng mát; uống nhiều nước; có thể bổ sung nước chanh ấm pha với chút mật ong vào mỗi buổi sáng; tránh xa các tác nhân có thể gây ngứa như phấn hoa, bụi, sơn… BS. Nguyễn Thị Vân [Xem thêm: benh phoi tac nghen] Theo Baodatviet.vn [Xem thêm: Rối loạn giấc ngủ]