Xoắn đại tràng là bệnh thường gặp, gây tắc nghẽn, thiếu máu cục bộ có thể dẫn đến hoại tử và thủng đại tràng. Vị trí xoắn phổ biến nhất là đại tràng xích ma và manh tràng, tuy nhiên, xoắn đại tràng
ngang và đại tràng góc lách cũng có thể xảy ra. Mức độ xoắn từ 180 – 540o, gây trướng ruột, tắc nghẽn tĩnh mạch, giảm tưới máu động mạch vì xoắn mạc treo. Hai dạng xoắn đại tràng thường gặp Có nhiều vị trí có thể xảy ra xoắn đại tràng, tuy nhiên trên thực tế hay gặp hai dạng bệnh sau: Xoắn đại tràng xích-ma: Là loại xoắn đại tràng phổ biến nhất và chiếm khoảng 8% các trường hợp tắc ruột. Tuy bệnh hay gặp ở bệnh nhân trên 50 tuổi, nhưng trẻ em cũng có tần suất mắc bệnh khá cao. Bệnh có thể diễn tiến mạn tính, bán cấp hoặc cấp tính. Cho đến nay, nguyên nhân gây xoắn đại tràng xích-ma chưa được biết rõ. Nhưng người ta biết được một số yếu tố nguy cơ gây bệnh là: đại tràng xích-ma dài, hai chân đại tràng xích-ma gần nhau do dày dính; bệnh nhân mắc bệnh táo bón; hoặc mắc bệnh phình đại tràng bẩm sinh. Xoắn manh tràng: Chiếm tỷ lệ từ 1-3% các trường hợp tắc ruột, hay gặp ở bệnh nhân trong độ tuổi từ 20-40. Bệnh bẩm sinh gây bất thường cố định đại tràng lên và manh tràng vào thành bụng là nguyên nhân chính của xoắn manh tràng. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh gồm: dày dính, phụ nữ có thai, u vùng chậu, thói quen ăn quá no… Có hai hình thức xoắn manh tràng: một là xoắn thật sự, tức là manh tràng xoay quanh trục đại tràng lên, chiếm tỷ lệ 2/3 các trường hợp và dẫn đến hoại tử sớm. Hai là gập góc manh tràng: manh tràng bị gập lên trên và vào giữa theo trục ngang. Nguyên nhân thường do dây dính chắn ngang đại tràng lên. Thể bệnh xoắn này có thể được tháo xoắn bằng thủ thuật nội soi hay thụt baryt đại tràng. Ảnh minh họa Dấu hiệu phát hiện xoắn đại tràng Một bệnh nhân bị xoắn đại tràng thường có các dấu hiệu như sau: đau bụng dữ dội là triệu chứng khởi đầu và phổ biến nhất của xoắn đại tràng. Cơn đau có thể lan ra khắp vùng bụng sau khi khởi đầu bằng đau ở nơi xoắn. Trướng bụng là một dấu hiệu quan trọng: nếu trướng bụng ở bên phải thường là xoắn manh tràng; còn trướng bụng ở phía bên trái [Xem thêm: Chữa mất ngủ] thường là xoắn đại tràng xích-ma. Nhưng chỉ trong vài giờ, toàn bộ bụng của bệnh nhân sẽ phình to. Nôn là triệu chứng khá phổ biến, nhưng thường thấy nấc và buồn nôn trước khi nôn thực sự. Bệnh nhân còn bị bí trung và đại tiện. Xoắn đại tràng nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh nhân có thể bị sốc với các triệu chứng: mạch nhanh và yếu, tụt huyết áp, nhiễm khuẩn huyết, khó thở và sốt… Trường hợp bệnh nhân bị xoắn đại tràng xích-ma mạn tính thường có các biểu hiện: trướng bụng, nặng bụng dưới và táo bón, hội chứng bán tắc ruột. Trên thực tế rất khó phân biệt xoắn đại tràng xích-ma cấp tính với xoắn manh tràng cấp tính. Việc dựa vào tuổi của bệnh nhân là một yếu tố gợi ý chẩn đoán: rằng xoắn đại tràng xích-ma thường gặp ở người lớn tuổi. Trường hợp bệnh nhân bị
xoắn đại tràng hoại tử thường có các dấu hiệu: sốt, bụng ấn đau và có phản ứng thành bụng. Nếu bị thủng đại tràng thì có triệu chứng nổi bật là viêm phúc mạc toàn thể, với các triệu chứng sốc và dấu hiệu nhiễm khuẩn, nhiễm độc. Chụp phim Xquang có thể chẩn đoán xác định 60-70% các trường hợp xoắn đại tràng xích-ma với hình ảnh ống hơi hình chữ U lộn ngược chiếm gần hết ổ bụng, hai chân của chữ U hướng về vùng hốc chậu; đại tràng phải giãn và chứa đầy phân; đại tràng xuống bị kéo về đường giữa… Chụp Xquang bụng có thể chẩn đoán xác định hầu hết các trường hợp xoắn manh tràng, với hình ảnh: một ‘khối hơi’ có các đặc điểm của manh tràng. Chụp Xquang đại tràng với Barium vừa có tác dụng chẩn đoán vừa có tác dụng điều trị. Phương pháp điều trị Ảnh minh họa Xoắn đại tràng xích-ma có thể tháo xoắn qua đường trực tràng, là phương pháp điều trị thích hợp vì đa số bệnh nhân lớn tuổi, có nguy cơ tai biến phẫu thuật cao. Phẫu thuật cấp cứu được chỉ định trong các trường hợp: thủng hay hoại tử đại tràng; tháo xoắn qua đường trực tràng thất bại. Xoắn manh tràng, nếu chưa có dấu hiệu hoại tử, thường điều trị bảo tồn [Xem thêm: bệnh hen suyễn] bằng tháo xoắn qua thụt Barium hoặc nội soi đại tràng. Tuy nhiên sau [Xem thêm: Chữa mất ngủ] đó phải sắp xếp phẫu thuật theo kế hoạch để đính manh tràng và đại tràng lên vào thành bụng. Trường hợp tháo xoắn bằng kỹ thuật thụt Barium thất bại hoặc có dấu hiệu hoại tử manh tràng cần phải phẫu thuật để điều trị. Tuy nhiên, tỉ lệ tử vong cũng khá cao, chủ yếu do chẩn đoán muộn và việc kéo dài thời gian điều trị bảo tồn. Lời khuyên của bác sĩ Xoắn đại tràng là một bệnh có diễn biến khá nặng, có thể gây hoại tử, thủng đại tràng, viêm phúc mạc toàn thể… và tử vong. Vì vậy, việc phòng tránh bệnh có ý nghĩa rất quan trọng cho mỗi người. Trong các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây bệnh, có những yếu tố có thể phòng tránh được bằng các biện pháp đơn giản và hiệu quả: phòng tránh bệnh táo bón bằng chế độ ăn dễ tiêu, uống nước đầy đủ và nhất là cần đi tiêu mỗi ngày 1 lần, đúng giờ, chẳng hạn buổi sáng sớm. Nên khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị sớm các bệnh: phình đại tràng bẩm sinh, u vùng chậu, bỏ thói quen ăn quá no… Phụ nữ có thai cần lưu ý phát hiện các dấu hiệu của xoắn đại tràng để điều trị kịp thời. Theo Suckhoedoisong.vn
Nguy hiểm do xoắn đại tràng