Dị ứng thức ăn ở trẻ em

1 2 3 4


Những biểu hiện đa dạng của dị ứng thức ăn

Trường hợp 1: mới 1h sáng mà cả nhà chị M. phải bồng bế cô con gái 5 tháng tuổi đến cấp cứu tại viện Nhi vì bé cứ khóc ngằn ngặt trên 2 tiếng mà không dỗ được. Cả nhà lo lắng chẳng biết tại sao. Bác sỹ chẩn đoán là trẻ bị đau thắt ruột (colic) có thể do thức ăn lạ? Hỏi lại thì mới biết là buổi tối hôm trước trẻ đươc bà cho ăn một ít trứng gà.

Trường hợp 2: trẻ nam 8 tháng tuổi, vào viện rất nhiều lần vì suy dinh dưỡng do tiêu chảy kéo dài. Trẻ đã được các bác sỹ cho xét nghiêm rất nhiều lần mà không tìm thấy vi khuẩn, virut hoặc nấm trong phân. Mặc dù trẻ đã đươc điều trị các loại men tiêu hóa, tư vấn chế đô ăn uống, bổ sung các yếu tố vi lượng nhưng vẫn bị rối loạn tiêu hóa. Cuối cùng bác sỹ khoa miễn dịch- dị ứng đã làm test da cho cháu và tìm ra nguyên nhân là cháu bị di ứng với sữa bò.

Trường hơp 3: Bé A được 10 tháng tuổi, bà cho ăn bột tôm. Sau ăn 2 giờ, trên da mặt cháu xuất hiện ban đỏ và ngứa, phù mí mắt và ban đỏ lan xuống thân rất nhanh và trẻ khó chịu quấy khóc và ho, khản tiếng. Trẻ đã được đưa đến viện và cũng được chẩn đoán là mề đay cấp, viêm thanh quản cấp theo dõi do dị ứng thức ăn.

Thế nào là dị ứng thức ăn?

Dị ứng là phản ứng bất thường của hệ miễn dịch với những vật chất mà thông thường đối với người bình thường không gây hại. Dị ứng thức ăn có tỷ lệ cao ở trẻ em, đăc biệt ở trẻ dưới 3 tuổi với những dị nguyên thường hay gặp nhất là trứng gà, sữa bò, sữa đậu nành, các loại hạt và cá.

Bác sỹ giải thích các trường hợp của các bé là: hệ miễn dịch và đường ruột còn non yếu, tính thấm của niêm mạc đường tiêu hóa cao, nếu tiếp xúc với những thức ăn có tính dị nguyên cao thì dễ phát triển thành dị ứng.

Các biểu hiện ở da như ban đỏ, viêm da, mày đay, chàm , đau bụng và rối loạn tiêu hóa là những triệu chứng thường xuất hiện trong các phản ứng di ứng thức ăn. Một số trường hơp nặng, dị ứng thức ăn có thể gây kịch phát cơn hen phế quản hoặc gây sốc phản vệ, nguy cơ tử vong rất cao.

Tần suất xuất hiện dị ứng thức ăn?

 Theo thống kê các nghiên cứu gần đây có đến 40% trẻ nhỏ có nguy cơ dị ứng thức ăn. Tỷ lệ này giảm dần theo tuổi  và phụ thuôc vào sự thay đổi môi trường, thói quen ăn uống và cách sống của từng cộng đồng, cá thể.

Điều trị dị ứng như thế nào?

Nguyên tắc điều trị dị ứng là phát hiện ra các dị nguyên nào là nguyên nhân gây dị ứng và tránh tiếp xúc với các dị nguyên. Nhiều khi phải thay đổi thói quen ăn uống và cẩn trọng hơn trong việc sử dụng thức ăn cho trẻ.

Trường hơp 1: bác sỹ khuyên chưa cho trẻ ăn trứng gà vội. Sau 6 tháng đến làm xét nghiệm test da hoăc máu để biết trẻ đã hết di ứng với trứng gà chưa rồi hãy ăn lại.

Trường hợp 2: Bác sỹ chỉ định dừng ăn các sản phẩm sữa bò. Sau 2 tuần trẻ hết tiêu chảy và bắt đầu lên cân.

Trường hợp 3: Bác sỹ nói trẻ tuyệt đối tránh ăn tôm hoặc các sản phẩm có chứa tôm vì triệu chứng viêm thanh quản do dị ứng với tôm có thể nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Những trẻ nào dễ bị dị ứng?

Tỷ lệ di ứng ngày càng gia tăng trên thế giới đặc biệt ở trẻ nhỏ. Dựa vào tiền sử bệnh dị ứng của bố mẹ, chúng ta có thể xác đinh được nguy cơ dị ứng của đứa trẻ ngay khi còn nằm trong bụng mẹ. Ví dụ: Nếu Cả hai bố mẹ cùng mắc các bệnh dị ứng thì 50-80% con nguy cơ mắc; Nếu một trong hai bố mẹ bị dị ứng thì khoảng  20-40% con có nguy cơ bị dị ứng, và ngay cả khi bố và mẹ không bị dị ứng vẫn có 5-15 % trẻ nguy cơ mắc bệnh dị ứng.

Ví dụ: chồng mắc bệnh viêm mũi dị ứng, vợ bị nổi mày day mỗi khi ăn tôm, nếu hai vợ chồng sinh con thì trên 50% khả năng con sẽ mắc dị ứng.

Vậy những trẻ nào cần phải chú ý đề phòng dị ứng? Đó là những trẻ sinh ra trong các gia đình có cả bố và mẹ bị dị ứng hoặc một trong hai bố mẹ bị dị ứng. Đây được gọi là nhóm trẻ có nguy cơ cao.

Di ứng có thể phòng tránh đươc không?

Chúng ta không nên chờ khi con mình xuất hiện các triệu chứng dị ứng rồi mới phòng tránh.

Những trẻ bị dị ứng thức ăn khi nhỏ sẽ có nguy cơ cao hơn mắc các bệnh dị ứng khác trong suốt cuộc đời như viêm mũi dị ứng, chàm hoặc hen phế quản. Các nhà khoa học gọi đó là “tiến trình dị ứng”.

Vì vậy, dựa vào tiền sử gia đình để xác định nguy cơ dị ứng cho trẻ ngay từkhi mang thai là cần thiết. Nếu xác định trẻ có nguy cơ cao nên sử dụng các phương pháp phòng ngừa dị ứng sớm qua chế độ ăn.

–       Bú mẹ hoàn toàn ít nhất 6 tháng, loại bỏ các dị nguyên thức ăn trong chế độ ăn của mẹ.

–       Trường hợp không có sữa mẹ nên sử dụng các công thức sữa giảm tính dị ứng với đạm thủy phân một phần, tránh sử dụng sữa bò.

–       Không nên cho trẻ ăn dặm sớm trước 6 tháng tuổi. Khi trẻ ăn dặm nên làm quen với các loại thức ăn từ từ, ăn 1 loại thức ăn mới mỗi tuần để theo dõi và tránh các loại thức ăn dễ gây dị ứng như: lòng trắng trứng, lạc, hải sản (tôm, cua, sò điệp khô và tươi). Những thức ăn này nên tập cho trẻ ăn sau 12 tháng tuổi.

Ts. Lê Minh Hương

Trưởng khoa Miễn dịch- Dị ứng- Khớp