Nhiều thành viên tham dự Hội nghị khí hậu ở Warsaw (Ba Lan) và trên thế giới đang hằng ngày, hằng giờ theo dõi sự liên kết giữa hiện tượng ấm lên trên toàn cầu và siêu bão Haiyan đã tàn phá quốc đảo Philippines. Bên cạnh đó, một vài nghiên cứu gần đây đã công bố rằng thế giới sẽ còn phải đối mặt thêm nhiều xu hướng thời tiết cực đoan mới đáng lo ngại hơn.
Ông Daniel Mittler, Giám đốc chính trị của Tổ chức quốc tế Hòa bình xanh (GI), cũng cho rằng: “Chúng ta đều biết rõ rằng các hiện tượng thời tiết cực đoan đang xảy ra ngày càng khắc nghiệt hơn và thường xuyên hơn bởi sự biến đổi khí hậu”. Ông Stefan Rahmstorf, một nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu về tác động khí hậu Potsdam (PIK), Đức chia sẻ: “Trước cơn ác mộng vừa xảy ra tại Philippines, làm thế nào cả thế giới cùng đấu tranh chống lại biến đổi khí hậu?”.
![]() Bão Haiyan trên đường đến Philippines lúc 3 giờ 25 phút sáng ngày 7/11/2013 với sức gió giật lên tới 315 km/giờ (hay 195 dặm/giờ).
|
Bài học quyết định
Liệu siêu bão Haiyan có thực sự là kết quả của hiện tượng biến đổi khí hậu do con người gây ra? Các thống kê đã cho thấy còn có những kết nối khác. Đơn cử như, cách thức xây dựng nhà cửa, đê điều và các khu dân cư còn đóng một vai trò quan trọng quyết định đến việc tổn thất do bão gây ra. Ở Mỹ, điều này đã dẫn tới việc hạn chế các trường hợp tử vong có liên quan đến bão kể từ năm 1900, mặc dù vẫn có sự gia tăng của mật độ dân số và xu hướng thường xuyên của các cơn bão tại các khu vực có nguy cơ rủi ro cao. Ở Haiti, các cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng “quá trình đô thị hóa và sự di dân vào các khu vực thường xuyên có bão có thể được xem như là một trong những động lực chính của sự mong manh về tính mạng của người dân nếu một khi họ tiếp cận với bão”. Hệ quả của các nhân tố như thế này sẽ khiến cho các cơn bão thậm chí là yếu hơn siêu bão Haiyan cũng có thể là nguyên nhân gây ra những thảm họa cực đoan.
Các xu hướng thời tiết không thể xác định được
Trong đánh giá mới đây nhất về sự nóng lên trên toàn cầu, được công bố hồi tháng 9/2013, IPCC nhận định rằng có những xu hướng dài hạn không thể xác định được khi đề cập đến các cơn bão nhiệt đới, cũng như các trận cuồng phong hoặc siêu bão. Tuy nhiên, người ta lo ngại rằng các cơn bão mạnh nhất có thể phát triển lớn hơn và mức hủy diệt nặng nề hơn. Các cơn bão nhiệt đới đã hấp thụ năng lượng từ nước ấm. Nhưng cái phương trình “các đại dương ấm hơn thì tương đương với các cơn bão mạnh hơn” lại xem ra không đúng. Những hiện tượng như cắt gió hoặc bụi không khí có thể làm suy yếu các cơn bão. Thật vậy, một số người đã chỉ ra rằng sự suy giảm không khí ô nhiễm ở thế giới phương Tây kể từ cuối thập niên 1970 đã có những đóng góp vào sự gia tăng hoạt động của các cơn bão trên biển Đại Tây Dương kể từ đó. Vào năm 2012, các nhà nghiên cứu tại Đại học Copenhagen (Đan Mạch) đã báo cáo rằng các hoạt động của bão tại Đại Tây Dương đã gia tăng trong hàng thập kỷ và bây giờ nó đã đạt tầm trưởng thành vào cuối thế kỷ 19. Tuy nhiên, Tổ chức Khí tượng học thế giới (WMO) đã cho rằng xu hướng này đã bị phá vỡ ở Đại Tây Dương vào đầu thiên niên kỷ.
Ít bão, lụt có cao hơn?
WMO cũng báo cáo rằng trong vòng một thập niên qua, các hoạt động bão nhiệt đới đã thấp hơn mức trung bình. Ông Ryan Maue, một nhà nghiên cứu khí hậu tại Đại học công Florida, vào năm 2011 đã viết rằng hoạt động bão nhiệt đới toàn cầu đã đạt mức thấp nhất. Một nghiên cứu khác có từ năm 2012 đã tính toán rằng, số lượng các cơn bão đã giảm kể từ năm 1872. Tuy nhiên, vẫn còn có câu hỏi lo lắng rằng nơi nào các cơn bão sẽ bất ngờ xuất hiện? Theo dự báo của IPCC thì các cơn bão nhiệt đới sẽ ít xuất hiện hơn khi nhiệt độ toàn cầu tăng lên. Nhưng phát hiện đáng lo ngại nhất là những cơn bão mạnh nhất sẽ được nhân lên thành siêu bão. Hậu quả của những hoạt động này có thể là hết sức nghiêm trọng – dẫn lời từ bài viết của nhà nghiên cứu Robert Mendelsohn từ Đại học Yale (Mỹ). Theo ước tính của ông Robert, 1% các cơn bão mạnh nhất có thể gây ra một nửa số thiệt hại của tất cả các hoạt động bão nhỏ gộp lại.
Tuy nhiên, kể từ khi những cơn siêu não này xuất hiện một cách thường xuyên hơn thì các chuyên gia nói rằng có thể trong vài thế kỷ trước đây, nó đã thực sự đánh giá được tác động của biến đổi khí hậu. Thảm họa siêu bão Haiyan ở Philippines đã cho thấy rằng có những thay đổi khác trong khí hậu của trái đất sẽ chứng minh cho nhiều thứ còn đáng sợ hơn nhiều. Đơn cử như, không chừa nơi nào trên hành tinh này không có khả năng hứng chịu mực nước biển dâng cao nhanh chóng, các trận lụt lội do bão có thể tiếp tục cao hơn.
Nguyễn Thanh Hải
(Theo Der Spiegel, 11/2013)