Bệnh tay chân miệng chưa có biến chủng vi

Bệnh đang gia tăng nhanh ở nhiều địa phương Theo thống kê của Bộ Y tế, lũy tích từ đầu năm 2014 cả nước ghi nhận 22.683 trường hợp mắc tay chân miệng (TCM) tại 62 địa phương, có 2 trường hợp tử vong tại tỉnh Long An và Bà Rịa-Vũng Tàu. Trong 4 tháng đầu năm, bệnh vẫn tập trung cao ở các tỉnh phía Nam với trên 80% (16.473 ca) số ca mắc của cả nước. Nhiều tỉnh có số ca mắc cao hơn cùng kỳ năm 2013 như: TP.HCM, Bà Rịa-Vũng Tàu, Kon Tum, Cà Mau… Tính từ ngày 18-25/5 ghi nhận 1.794 trường hợp mắc tại 59 địa phương, không có tử vong. 1 số tỉnh có số mắc tăng so với tuần trước đó là TP HCM (120,8%), Thanh Hóa (133,3%), Lâm Đồng (106,9%), Tiền Giang (96,8%), Long An (81,3%), Khánh Hòa (72%), Bà Rịa-Vũng Tàu (50,7%), Bến Tre (53,7). Bệnh tay chân miệng gia tăng nhanh ở nhiều địa phương Không chỉ riêng Việt Nam, trong những năm gần đây, bệnh TCM có xu hướng tăng và duy trì ở mức cao tại một số nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Tính đến 7/5/2014, Tổ chức Y tế Thế giới thông báo số mắc TCM đang gia tăng tại Trung Quốc (248.792 trường hợp mắc) tăng 39,8%, Ma Cao (1.037 trường hợp mắc) tăng 84,8%, Singapore (5.671 trường hợp mắc) tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2013. Chưa có biến chủng vi-rút bệnh TCM Trong bối cảnh khí hậu có những diễn biến bất lợi, điều kiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường nhiều nơi còn chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc-xin dự phòng nên nguy cơ bệnh TCM gia tăng tại một số quốc gia châu Á trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa ghi nhận sự biến chủng của virút gây bệnh TCM. Tại hội nghị phòng chống các dịch bệnh mùa hè vừa được Bộ Y tế tổ chức tại Viện Pasteur TP HCM, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Trần Đắc Phu cho biết, hiện chưa có sự biến chủng của các loại vi-rút gây bệnh. Các típ vi-rút TCM ở phía Nam chủ yếu là EV7 (Enterovirus 71, chiếm 59,2%). Đây cũng là chủng vi-rút chủ yếu gây tử vong trong những năm qua ở khu vực [Xem thêm: benh phoi] miền Nam. Theo PGS.TS. Phan Trọng Lân, Viện trưởng viện Pasteur TP HCM, dịch TCM đang vào mùa nhưng năm nay có thể đánh giá là đang bùng nổ. Tuy chưa có sự biến chủng nhưng chủng gây bệnh EV71 ngày càng tăng. Nếu như năm 2005 chỉ có dưới 50% thì hiện nay đang chiếm trên 70%. Theo đó, các chuyên gia cho rằng cần nghiên cứu thêm về phác đồ điều trị TCM để đạt được hiệu quả cao nhất trong điều trị, tránh tối đa các biến chứng và tử vong liên quan đến chủng virút này. Chủ động phòng bệnh là quan trọng nhất Bác sĩ Trương Hữu Khanh, BV. Nhi Đồng 1, TP HCM cho biết, bệnh TCM do vi-rút đường ruột gây ra, lây truyền chủ yếu qua đường tiêu hóa và tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết từ mũi, họng, nước bọt, và nốt phỏng. Do vậy, có thể dự phòng bằng cách thực hành tốt vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường. Việc rửa tay bằng xà phòng đúng cách cho trẻ em và [Xem thêm: Bệnh mất ngủ] người trực tiếp chăm sóc trẻ, khử trùng đồ chơi, vật dụng của trẻ, vệ sinh các bề mặt như bàn ghế, đồ chơi của trẻ… sẽ có hiệu quả rõ rệt trong việc giảm nguy cơ nhiễm virút gây bệnh TCM. Phòng, chống bệnh TCM, các bậc phụ huynh, những người chăm sóc trẻ tại các trường học, tại các hộ gia đình có con nhỏ dưới 5 tuổi cần tự giác thực hiện các biện pháp vệ sinh như: ăn chín, uống chín; rửa tay cho mẹ/người chăm sóc trẻ, cho trẻ nhiều lần trong ngày đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn hoặc cho trẻ ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi làm vệ sinh cho trẻ, sau khi chăm sóc trẻ mắc bệnh; làm sạch nền nhà, bề mặt bàn ghế, đồ chơi của trẻ em bằng nước xà phòng, hóa chất

khử khuẩn thông thường. Chú ý 3 sạch: ăn sạch, ở sạch và đồ chơi của trẻ sạch, sẽ tránh cho trẻ nguy cơ mắc bệnh, BS. Khanh nhấn mạnh. Ảnh minh họa Theo viện Pasteur TP HCM, các týp huyết thanh sốt xuất huyết cũng chưa thay đổi. (Sốt xuất huyết do vi-rút Dengue gây nên. Virút Dengue có 4 tuýp huyết thanh là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4). Riêng về dịch sởi, Cục Y tế dự phòng cũng khẳng định hiện chưa có sự thay đổi biến chủng vi-rút sởi. Chủng gây bệnh sởi ở VN vẫn là chủng thông thường vốn có, đó là

các chủng H1 và D8, chưa có biến đổi gen.  Phần lớn trẻ mắc dưới 10 tuổi, trong đó trẻ mắc dưới 9 tháng tuổi chiếm 11%, đây là lứa tuổi chưa nằm trong chương trình tiêm vắc-xin sởi. Tuy nhiên hiện dịch sởi đã chững lại và [Xem thêm: Bệnh mất ngủ] đang có xu hướng giảm xuống nhờ chiến dịch tiêm vắc-xin sởi được mở rộng trong phạm vi cả nước trong 3 tháng vừa qua. Theo Suckhoedoisong.vn