Xin đừng sỉ nhục trẻ em

[Xem thêm: benh phoi tac nghen man tinh] Tại sao trẻ em lại là đối tượng bị xúc phạm, bị sỉ nhục nhiều nhất? Chung nhất trong mọi trường hợp là vì trẻ không có khả năng phản kháng, chúng yếu đuối, non nớt và trong đa số trường hợp đành phải chịu đựng tất cả. Mặt khác là vì con trẻ đang lớn, chúng dễ phạm sai lầm, chúng vụng về và có khi chưa hiểu hết [Xem thêm: bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính] những quy tắc ứng xử. Ngoài ra, vì tâm trí trẻ còn non dại, những hành vi thô bạo, hung dữ, xúc phạm dễ hằn lên tâm trí ấy như một dấu tích vĩnh viễn không phai mờ. Không dễ thừa nhận công khai, nhưng tâm lý ‘ỷ mạnh’ là phổ biến trong người lớn. Chúng ta thường dễ nổi nóng với người yếu thế hơn mình. Bởi vậy pháp luật đã coi phụ nữ, trẻ em như nhóm cần sự bảo vệ đặc biệt. Người lớn thường quên mình cũng từng là trẻ thơ, thường cho phép mình cư xử bất công với trẻ, thường áp đặt cách đánh giá của mình, thường dùng lời lẽ chì chiết nặng nề hoặc sử dụng bạo lực trừng phạt… Ít người lớn nào tự hỏi: giới hạn quyền lực của mình đến đâu? Ảnh minh họa: Internet Thói quen cố hữu trong gia đình Việt ‘con tao tao dạy’, ‘thương cho roi cho vọt’ là những tiền đề dẫn tới việc bạo hành trẻ. Khi bạo hành diễn ra, mọi người chung quanh cũng cho là chuyện bình thường, không ai can thiệp. Phải kể đến tác động tích cực của truyền thông trong vụ đứa bé lấy hai quyển sách ở siêu thị vừa rồi. Việc xã hội lên tiếng mạnh mẽ như vậy có thể là một dấu hiệu cho thấy cần một đường dây điện thoại, cần sự can thiệp của luật pháp và dư luận để những đứa trẻ không mãi mãi ở thế yếu, thế bị bắt nạt, bị hiếp đáp. Tuy nhiên, mặt thứ hai của diễn đàn là một vấn đề cũng cần được nhận thức rõ: những vết thương là không thể tránh trên suốt dọc đường đời. Chẳng đứa trẻ nào lớn lên mà không trải qua đôi lần vấp ngã. Cái giá của sự trưởng thành không rẻ. Chẳng cha mẹ nào có thể gói bọc con mãi mãi trong cái kén bảo vệ do mình tạo ra. Những đứa trẻ cần đương đầu với bạo lực để biết cách tự vệ, cần trải nghiệm sự đau đớn, dằn vặt tinh thần để tâm trí và tình cảm được lớn lên, cần thất bại để học được những bài học kinh nghiệm sống… Nếu lược bỏ tất cả những điều ấy đi, cuộc sống cũng đồng thời mất đi những màu sắc quý giá của nó, trở nên bằng phẳng nhạt nhẽo một cách vô vị. Vậy nên, đừng tư duy một cách đơn giản, đừng quan niệm ‘không được sỉ nhục trẻ em’ là cư xử như kiểu nuôi dưỡng trẻ trong môi trường vô trùng, làm tiêu biến hệ miễn dịch ở trẻ. Những cách làm ấy có thể cũng sẽ tạo ra những người lớn lành lặn, nhưng về mặt tâm hồn thì chỉ là những đứa-trẻ-lớn mà thôi. Con bạn có thể lấy cắp một đồ dùng học tập của bạn nó trên lớp, con bạn có thể nói dối, con bạn có thể yêu đương sớm và lỡ dại mang bầu… Thực tế là đã mấy ngàn năm trôi qua nhưng những lầm lỗi kiểu này chưa bao giờ bị triệt tiêu trong lịch sử nhân loại. Những lỗi lầm của con người là luôn có, như một sự tất yếu. Và cũng như một sự tất yếu, xã hội, gia đình phải thực thi chức năng giáo dục chứ không phải chức năng tiêu diệt tuyệt đối lỗi lầm, hay nhốt riêng những kẻ phạm lỗi. Môi trường sống có những bài học mà trẻ cần phải học để trưởng thành. Khi một lỗi nào đó của trẻ xảy ra, xin các bậc cha mẹ hãy lưu ý đến bài học rút ra từ lỗi đó, chứ không phải là hậu quả. Con trẻ làm đổ vỡ ly nước trên bàn, xin đừng đánh mắng vì nước không thể hốt lại cho đầy, ly cũng chẳng thể hàn lại cho nguyên, xin hãy hướng dẫn trẻ lần sau phải bưng thế nào cho đừng đổ ly nước. Trong những album ảnh kỷ niệm của gia đình, người ta hay thấy lại hình ảnh mình, trẻ dại, non nớt, đứng bám lấy áo mẹ, giương mắt lên nhìn ống kính. Những bức ảnh thời thơ bé bao giờ cũng làm người ta xúc động, bởi cái trong trẻo, tinh khôi của nó. Nhưng còn một loại ảnh khác ít khi được trưng bày, chia sẻ trong khung ảnh hay trong album: những bức ảnh chụp ký ức thật của mỗi người. Đó là những bức ảnh riêng, cất rất sâu trong tâm trí mỗi người, không bao giờ quên được. Trong bức ảnh ấy, có đứa trẻ-tôi co rúm

lại hay giàn giụa nước mắt, có đứa trẻ-tôi bất lực, khiếp sợ trước những lằn roi hay những lời chì chiết. Đứa trẻ-tôi ấy đã trả giá để trưởng thành. Cái giá phải trả đắt hay rẻ không chỉ phụ thuộc vào cái lúc trả giá, mà còn phụ thuộc vào việc người ta đã dùng cái ký ức ấy như thế nào cho hiện tại, cho việc nuôi dạy những thế hệ kế tiếp. Một đứa trẻ bị những lằn roi quất vào tuổi thơ bỏng rát rất có thể trở thành một ông bố/bà mẹ không bao giờ đánh con, hoặc cũng có thể trở thành một ‘hung thần roi mây thế hệ mới’. Tùy thuộc nhận thức, họ sẽ chọn lặp lại hay không bao giờ lặp lại nỗi đau ấy lên thế hệ tiếp theo. Đây chính là chỗ mà báo chí, truyền thông, xã hội, luật pháp… cần giúp những người lớn, cần để những người lớn hiểu và chọn lựa một cách làm. Quá khứ không [Xem thêm: bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính] thể thay đổi, nhưng hiện tại và tương lai thì có thể. ‘Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai’- thực tế là nhiều người lớn hôm nay, nhiều người lớn trong tương lai, cũng sẽ có lúc cần ‘một vé đi tuổi thơ’, để thấy mình đã trưởng thành như thế nào qua chừng ấy tháng năm và trải nghiệm. Ngày hôm nay đang chính là cái ngày ‘tuổi thơ’ ấy, của rất nhiều những đứa trẻ quanh ta. Xin hãy để trẻ được trưởng thành mà không phải trả một cái giá quá đắt. Mà muốn vậy chỉ có một cách: những người lớn cũng hãy tham gia trả một phần cái giá ấy, đó chính là chi phí để học hiểu, để nhận thức và để tôn trọng trẻ em – tôn trọng tương lai của chính mình. Theo Suckhoedoisong.vn