Việt Nam đạt mức sinh thay thế trước dự kiến 13 năm

Cuộc điều tra nói trên do Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em thực hiện (với sự trợ giúp kỹ thuật của Tổ chức ORC Macro, Mỹ) trên 7.000 hộ gia đình ở 20 tỉnh, thành phố, được công bố ngày 10/9. Theo đó, trung bình mỗi phụ nữ Việt Nam hiện có 1,9 con (ở khu vực thành thị là 1,4 con, nông thôn là 2 con).  Một vài an com giam can con số:- Hơn 40% trẻ em được sinh khi người mẹ chưa đến 25 tuổi.- Lứa tuổi đạt tỷ suất sinh cao nhất ở phụ nữ thành thị là 25-29, ở phụ nữ nông thôn là 20-24.- Tỷ lệ phá thai đang có xu hướng tăng. Năm 1996, trung bình mỗi phụ nữ có 0,54 lần phá thai trong cả thời kỳ sinh đẻ; năm 2002, chỉ số này là 0,6.- 5% trẻ dưới 2 tuổi không được tiêm loại vacxin nào, 28% được tiêm không đầy đủ.(Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em)Theo ông Ngô Khang Cường, Vụ trưởng Vụ Truyền thông (Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em), một trong những nguyên nhân khiến mức sinh giảm là phần lớn phụ nữ (90% người có chồng) đã biết sử dụng các biện pháp tránh thai (phổ biến nhất là dụng cụ tử cung). Còn ông Daniel Vadnais, chuyên gia phổ biến thông tin của ORC Macro, lại cho rằng, ngoài sự phổ biến của các biện pháp tránh thai, việc giảm tỷ lệ tử vong trẻ em cũng là một yếu tố dẫn đến giảm mức sinh (mức tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi hiện là 2,4%, giảm gần 1 nửa so với 10 năm trước). Ông Vadnais cũng cho biết, các chuyên gia của ORC Macro rất ngạc nhiên về tốc độ giảm sinh ở Việt Nam. Trong các quốc gia mà tổ chức này từng tham gia điều tra, chưa nước nào giảm chỉ số trên nhanh như vậy. Dân số Việt Nam thuộc loại trẻ nên sẽ tiếp tục tăng trong một thời gian ngắn nữa. Tuy nhiên, nếu giữ được mức sinh như hiện nay thì ít có nguy cơ bùng nổ dân số.  Ông Ngô Khang Cường nhận xét, những thành quả về giảm sinh kể trên chưa hẳn đã bền vững, nguy cơ bùng nổ dân số vẫn còn. Nguyên nhân là hiểu biết của người dân về còn thấp. Số gia đình có tivi, radio… còn chiếm tỷ lệ nhỏ, số phụ nữ cửa sắt hàng rào trong độ tuổi sinh đẻ có học vấn chỉ đạt 30-40%. Bên cạnh đó, chương trình dân số hiện còn nhiều bất cập do thiếu kinh phí, nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế giảm dần… (Theo Lao Động, Tuổi Trẻ)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *