Khoa học coi tình trạng đỏ mặt khi uống rượu bia là 1 ‘hội chứng’, và gọi nó là Hội chứng Asian flush vì phần lớn nạn nhân là người châu Á.
Để hiểu nguyên nhân của hội chứng này, bạn cần biết 1 số thông tin về cơ chế chuyển hóa rượu trong cơ thể: Rượu chứa chất ethanol, khi vào cơ thể ethanol trải qua nhiều bước chuyển hóa trong đó có 2 bước chuyển hóa quan trọng trong gan. Bước thứ nhất, enzyme ADH (alcohol dehydrogenase) chuyển hóa ethanol thành acetaldehyde. Bước thứ hai, enzyme ALDH2(aldehyde dehrogenase 2) chuyển hóa acetaldehyde thành acetate (axit axetat thấy trong giấm). Enzyme ALDH2 được tổng hợp từ một gen cùng tên, cơ thể con người thiếu hụt hoặc không có gen này, vì vậy nếu không tổng hợp hoặc tổng hợp thiếu men ALDH2 sẽ dẫn đến lượng acetaldehyde tăng cao và tích tụ trong máu.
Trong các hoạt chất chuyển hóa của rượu thì acetaldehyde độc hại nhất vì có khả năng gây đột biến DNA và ung thư, đặc biệt là ung thư thực quản. Khi acetaldehyde tích tụ trong máu sẽ gây nóng bừng,đỏ mặt, ói mửa và tim đập nhanh ở một số người. Acetaldehyde làm cho các nguy cơ tim mạch, nguy cơ tăng huyết áp và nguy cơ đột quỵ tăng cao. Ngoài ra Acetaldehyde cũng là thủ phạm của những ‘dư hưởng’ như nhức đầu vào buổi sáng sau khi uống rượu trong đêm trước. Với người có cơ địa dễ đỏ mặt khi uống rượu bia thì cũng thể chữa khỏi bằng cách hạn chế uống rượu để giảm bớt các yếu tố nguy cơ do rượu gây ra.
BS. Nguyễn Thị Thúy
Theo Suckhoedoisong.vn