Trung Quốc di chuyển giàn khoan Hải Dương 981

Tư lệnh Cảnh sát biển, Thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm cho biết, sáng nay, giàn khoan Hải Dương 981 đã được di chuyển về phía đông vị trí cũ, tiến về phía đông nam đảo Tri Tôn. ‘Giàn khoan được di chuyển với tốc độ khoảng 4 hải lý một giờ, hiện vẫn  trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam’ – Tướng Đạm nói và cho hay, việc đấu tranh ngoại giao tiếp tục được thực hiện. Ông Hà Lê, Cục phó Kiểm ngư khẳng định, việc Trung Quốc dịch chuyển giàn khoan ngày càng rõ ràng hơn, nhưng đơn vị vẫn chưa xác định được khoảng cách so với vị trí ban đầu. Cùng ngày, Cục Hải sự Trung Quốc cũng ra thông báo cho biết, giàn khoan Hải Dương 981 đang được di chuyển theo hướng đông bắc và cảnh báo các tàu thuyền qua lại trong khu vực thận trọng để tránh va chạm. Theo thông báo, giàn khoan 981 được hạ đặt trái phép trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam đã ‘hoàn thành giai đoạn khoan thăm dò đầu tiên và chuyển sang giai đoạn tiếp theo’. Hải Dương 981 bắt đầu dịch chuyển lúc 10h sáng nay, từ 15o29’58” vĩ Bắc – 111o12’06” kinh Đông đến 15o33’38” vĩ Bắc – 111o34’62” kinh Đông, với tốc độ là 5 hải lý. Giàn khoan sẽ duy trì trong khu vực mới có bán kính 3 hải lý từ nay đến ngày 15/8. "Các tàu thuyền bị cấm đi vào khu vực này", thông báo của Cục Hải sự Trung Quốc viết. Thông báo cũng nói rằng trong thời gian gần đây, có nhiều vụ va chạm xảy ra trên biển Đông và khuyến cáo các tàu thuyền qua lại gần khu vực giàn khoan nên cân nhắc và chuyển hướng thận trọng. Thông báo của Cục Hải sự Trung Quốc Tổng thống Philippines Benigno Aquino

hôm qua bày tỏ lo ngại rằng Trung Quốc có thể sẽ đưa giàn khoan dầu vào trong vùng biển Philippines, giống như hành động trái phép đang diễn ra trên thềm lục địa Việt Nam. Ông cảnh báo Trung Quốc đang chơi ‘một trò chơi nguy [Xem thêm: cach tri benh mat ngu] hiểm với chính sách bên miệng hố chiến tranh và ngoại giao pháo hạm’, có thể vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Giàn khoan Hải Dương 981 được Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) hạ đặt trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam kể từ đầu tháng 5, cùng hơn 100 tàu hộ tống và máy bay các loại. Các tàu hải cảnh Trung Quốc liên tục đâm va, sử dụng vòi rồng tấn công làm hư hỏng tàu cảnh sát biển và làm bị [Xem thêm: Chua mat ngu] thương lực lượng chấp pháp Việt Nam. Những hành vi gây hấn của Trung Quốc đã dẫn đến làn sóng biểu tình trong cộng đồng người Việt khắp thế giới. Đại diện ngoại giao, học giả ở các quốc gia như Mỹ, Nhật Bản, EU, Australia… đều bày tỏ sự lo ngại và lên án hành động của Trung Quốc. Chính phủ Việt Nam đã 20 lần yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan cùng tàu và máy bay ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam qua các kênh song phương, đồng thời tố cáo hành vi vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc tại các Hội nghị của khu vực ASEAN và các Diễn đàn quốc tế. Theo Vnexpress.net [Xem thêm: benh hen suyen o tre]