Trẻ bị sởi

Tweet
(VTC News) – Những hướng dẫn từ viện Dinh dưỡng giúp các phụ huynh biết cách chăm sóc khi con mắc sởi.
 
Bệnh sởi tiến triển nặng ở trẻ nhỏ có tình trạng dinh dưỡng kém, đặc biệt là thiếu vitamin A, suy dinh dưỡng. Trẻ có hệ thống miễn dịch suy giảm và do sức đề kháng của cơ thể suy giảm nên dễ bị biến chứng.

Bệnh sởi chính là tác nhân gây ảnh hưởng tới tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Trẻ bị sởi thường chán ăn, bỏ ăn hay từ chối không ăn do bị viêm loét ở miệng, do tình trạng nhiễm trùng; nôn và tiêu chảy.

Căn bệnh này không chỉ làm tăng nhu cầu một số chất dinh dưỡng mà còn tăng đào thải và giảm hấp thu chất dinh dưỡng.

Chăm sóc dinh dưỡng là vô cùng quan trọng trong dự phòng và hỗ trợ điều trị bệnh sởi để giúp cơ thể tăng sức đề kháng chống lại tác nhân gây bệnh, giảm nguy cơ mắc các biến chứng hay giảm nhẹ biến chứng khi đã mắc.

cháo hàu
Cháo hàu giàu kẽm cho bé bị sởi.

Nâng cao miễn dịch cho bệnh nhân sởi

Chế độ ăn đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm. Nhóm cung cấp chất bột đường, chất đạm, chất béo, giàu vitamin – khoáng chất thiết yếu. Ăn đa dạng thực phẩm: 15-20 loại thực phẩm mỗi ngày.

Đối với trẻ còn trong độ tuổi bú mẹ: bà mẹ cần tiếp tục cho con bú, cho bú nhiều lần hơn kết hợp với ăn bổ sung hợp lý. Thực hiện cho trẻ bú sữa mẹ hòan toàn trong 6 tháng đầu là biện pháp tốt nhất giúp trẻ tăng trưởng, phát triển tối ưu và góp phần phòng bệnh tốt nhất.

Cho trẻ ăn đủ nhu cầu dinh dưỡng, đa dạng thực phẩm (đủ 4 nhóm thực phẩm: nhóm chất đạm, nhóm chất béo, nhóm chất bột đường, nhóm cung cấp vitamin và chất khoáng với 15-20 loại thực phẩm), Các mẹ không quá kiêng khem mà phải bù lại các chất dinh dưỡng mất đi (đặc biệt là năng lượng và protein) do quá trình nhiễm trùng và tiến triển bệnh.

Cần cho trẻ ăn đủ các thức ăn giàu đạm. Đặc biệt các thực phẩm giàu đạm có giá trị sinh học cao như thịt, cá (cá chép, cá quả, cá ba sa, cá bông lau, cá hồi, cá trích…), trứng, sữa, hải sản đồng thời cũng là nguồn cung cấp kẽm và sắt giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho trẻ.

Trong trường hợp trẻ bị biến chứng tiêu chảy hoặc viêm phổi, cần bổ sung kẽm theo hướng dẫn của y tế bằng đường uống cho trẻ.
Cần cho trẻ ăn tăng rau, quả có màu vàng, đỏ (như cà rốt, cà chua, bí đỏ, cam, xoài, đu đủ, dưa hấu…) và các loại rau có lá xanh sẫm (như rau muống, rau ngót, rau giền đỏ, cải bó xôi, xúp lơ xanh…).

Những loại rau này có nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin A, vitamin C … giúp tăng cường miễn dịch, chống nhiễm trùng và làm nhanh lành các tổn thương, đặc biệt tổn thương ở mắt, chống mù lòa.

Các loại quả khác giàu vitamin C giúp nâng cao sức đề kháng và cung cấp nước cho trẻ như bưởi, táo, lê… cũng rất tốt. Bên cạnh đó trẻ cần được uống bổ sung vitamin A theo phác đồ điều trị.

Khi đang bị bệnh sởi không nên dùng các loại gia vị cay nóng như ớt, hạt tiêu, quế, hành tây, tỏi, cà ri…., hạn chế các thức ăn chứa nhiều chất béo no, nội tạng động vật. Tuyệt đối tránh, không dùng các thức ăn mà đã bị dị ứng hoặc các thức ăn lạ.

Lựa chọn thực phẩm

Sử dụng nguồn thực phẩm giàu vitamin A trong các bữa ăn: Thức ăn có nguồn gốc động vật có nhiều vitamin A hay retinol tốt nhất, hầu hết ở dạng retinyl-ester.

Vì gan là nơi dự trữ vitamin A, nên gan có thành phần retinol cao nhất, ngoài ra chất béo từ thịt và lòng đỏ trứng cũng chứa một lượng vitamin A đáng kể.

Các thức ăn nguồn gốc thực vật có nhiều tiền vitamin A (Beta-carotene) như các loại củ quả có màu vàng/đỏ. Các loại rau màu xanh sẫm như rau ngót, rau giền, rau cải xanh, rau muống, rau đay, rau mồng tơi…, dầu cọ và các loại dầu ăn khác.

Theo các nghiên cứu gần đây, khi vào cơ thể tiền vitamin A sẽ được chuyển thành vitamin A (theo tỷ lệ 12:1 đối với hoa quả chín và 22-24: 1 đối với rau xanh). Vitamin A tan trong chất béo nên chế độ ăn cần có đủ dầu ăn/mỡ để giúp hấp thu và chuyển tiền vitamin A sang dạng vitamin A.

Lựa chọn các thực phẩm giàu kẽm cho bữa ăn: Kẽm có vai trò quan trọng, cần cho phát triển và duy trì hoạt động hiệu quả của hệ thống miễn dịch, cần thiết cho việc bảo vệ cơ thể trước bệnh tật, làm vết thương mau lành.

Thiếu kẽm sẽ làm tổn thương chức năng miễn dịch, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm virút từ đó làm giảm tăng trưởng, phát triển của trẻ, làm tăng nguy cơ bị suy dinh dưỡng và tử vong ở trẻ. [Xem thêm: cach chua mat ngu]

Liều bổ sung kẽm: 10mg kẽm/ngày cho trẻ < 6 tháng và 20 mg/ngày cho trẻ > 6 tháng cho đợt điều trị 14 ngày. Người lớn có thể dùng bổ sung 20-30mg/ngày trong thời gian mắc sởi hay thủy đậu.

Thức ăn nhiều kẽm là tôm đồng, lươn, hàu, sò, gan lợn, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, đậu nành, các hạt có dầu (hạnh nhân, hạt điều, lạc…), đậu xanh nảy mầm cũng nhiều kẽm và dễ hấp thu.

Với trẻ nhũ nhi, để có đủ kẽm, nên cố gắng cho bú sữa mẹ vì kẽm trong sữa mẹ dễ hấp thu hơn nhiều so với sữa bò

Bữa ăn cần có các thực phẩm giàu vitamin C: Vitamin C có chức năng chống lại dị ứng, làm tăng chức năng miễn dịch.
Vitamin C có nhiều trong các loại quả chín như: Cam, bưởi, chuối, xoài, dưa hấu… và các loại rau như rau ngót, rau giền, rau đay, mồng tơi. rau muống.

Khi trẻ bị bệnh nên cho trẻ uống nước quả chín (từ 1-2 cốc/ngày) để cung cấp đủ lượng vitamin C giúp nâng cao miễn dịch.

Cách chế biến

Cần đảm bảo khẩu phần ăn hàng ngày với các món ăn hợp khẩu vị nhưng thức ăn cần được cắt thái hoặc xay nhỏ hơn, chế biến mềm hơn, lỏng hơn so với lúc chưa bị bệnh.

Thay đổi món ăn và chia làm nhiều bữa nhỏ để giúp cho quá trình ăn nhai tốt hơn, ăn ngon miệng [Xem thêm: cách chữa mất ngủ] hơn và dễ tiêu hóa hơn. Tránh các thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, thức ăn nướng, xông khói…

Khi chế biến tránh làm rau bị dập nát, cắt /thái và cho rau vào nấu khi nước đã sôi, nấu xong ăn ngay để tránh mất các vitamin, nhất là vitamin C và beta-caroten. Tất cả dụng cụ chế biến phải sạch sẽ, rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và khi cho trẻ ăn.

Chú ý khác

Phải cho trẻ uống đủ nước, nhất là trong giai đoạn trẻ đang sốt, nôn. Có thể cho trẻ uống nước quả như nước cam, nước bưởi, nước chanh và các loại nước quả, sinh tố khác. Khi trẻ sốt cao, nôn và tiêu chảy cần cho trẻ uống dung dịch ORESOL để bù nước và điện giải theo hướng dẫn.

Sau khi trẻ đã khỏi bệnh, cần cho trẻ ăn nhiều hơn trong giai đoạn hồi phục ít nhất là 2 tuần để trẻ có thể nhanh chóng trở về tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe bình thường.

Nên bổ sung đa vitamin- khoáng chất mà trong thành phần có vitamin A, E, C, kẽm, selen…, trong đó quan trọng hơn cả là vitamin A, C và kẽm giúp cho nâng cao miễn dịch.

Để dự phòng tránh mắc bệnh sởi, mọi trẻ em đều cần được tiêm vắc sởi đầy đủ theo hướng dẫn của chuyên môn, đồng thời uống bổ sung vitamin A liều cao 6 tháng một lần đối với trẻ dưới 5 tuổi.

Nam Anh

Nguồn: VTC News

Viêm loét dạ dày

Tin liên quan:
Thực phẩm nhiều đường - Hệ lụy bệnh ngoài da

Thực phẩm nhiều đường – Hệ lụy bệnh ngoài da
01/05/2014 19:33

Thiết bị phòng chống sởi gây họa cho trẻ?

Thiết bị phòng chống sởi gây họa cho trẻ?
30/04/2014 18:55

Những thực phẩm “tiêu tan” 7 chứng bệnh

Những thực phẩm “tiêu tan” 7 chứng bệnh
30/04/2014 18:54

6 lý do bạn không thể bỏ qua bắp cải xoăn

6 lý do bạn không thể bỏ qua bắp cải xoăn
30/04/2014 18:54

Bộ Y tế cảnh báo thiết bị đeo tay phòng chống sởi

Bộ Y tế cảnh báo thiết bị đeo tay phòng chống sởi
30/04/2014 18:54

Chống lão hóa cho quý cô tuổi 30

Chống lão hóa cho quý cô tuổi 30
28/04/2014 11:39

Tin cũ hơn:
Trẻ “hảo ngọt” dễ bị cao huyết áp Trẻ “hảo ngọt” dễ bị cao huyết áp
29/04/2014 08:45
6 cách đơn giản phòng bệnh tay - chân - miệng cho trẻ 6 cách đơn giản phòng bệnh tay – chân – miệng cho trẻ
28/04/2014 14:41
Để con không bị nhiễm sởi dịp nghỉ lễ Để con không bị nhiễm sởi dịp nghỉ lễ
28/04/2014 08:17
Phương pháp độc đáo chữa đái dầm ở trẻ Phương pháp độc đáo chữa đái dầm [Xem thêm: cach chua tri benh hen suyen] ở trẻ
24/04/2014 16:34
Hạn chế trẻ đái dầm Hạn chế trẻ đái dầm
21/04/2014 16:43
Con đái dầm, cha mẹ làm gì? Con đái dầm, cha mẹ làm gì?
21/04/2014 16:42
Trang kế >>

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *