Đột quỵ là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ hai trên thế giới sau ung thư. Ở Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh đột quỵ não đang gia tăng ở mức đáng lo ngại ở cả hai giới và các lứa tuổi. Đột quỵ rất dễ tái phát và ở những lần sau, bệnh gây ra những biến chứng càng nặng nề. Do vậy, cần phải có các biện pháp dự phòng đột quỵ tái phát bằng nhiều phương pháp, trong đó có biện pháp dùng thuốc.
Hình ảnh đột quỵ não do tắc mạch máu.
Các thuốc Tây y
Các thuốc Tây y dùng trong dự phòng bao gồm các thuốc chống đông và thuốc chống kết tập tiểu cầu. Thuốc có lợi ích dự phòng lâu dài cho nhiều nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ đột quỵ bao gồm rung nhĩ, tình trạng tăng đông… Tuy vậy, các thuốc này không làm tiêu cục máu đông và không thể tái lập nhanh tưới máu não trong giai đoạn cấp. Các thuốc chống đông kết tập tiểu cầu chủ yếu bao gồm:
Aspirin: Với bệnh nhân có tiền sử gia đình có nguy cơ mạch máu cao (tiền sử đột quỵ, nhồi máu cơ tim, bệnh động mạch ngoại vi, đái tháo đường) dùng aspirin giảm được nguy cơ xảy ra đột quỵ não và tim xấp xỉ 19%; với bệnh nhân có cơn thiếu máu não thoảng qua hoặc đột quỵ thiếu máu não trước đó, dùng aspirin giảm được xấp xỉ 19-23% đột quỵ tái phát trong 3 năm. Tác dụng không mong muốn chủ yếu của aspirin là gây biến chứng chảy máu đường tiêu hoá.
Dypiridamol: Thuốc giúp giảm nguy cơ đột quỵ ở bệnh nhân có tiền sử gia đình có nguy cơ mạch máu và ở bệnh nhân có cơn thiếu máu não thoáng qua hoặc đột quỵ trước đó xấp xỉ. Dypiridamol không gây biến chứng chảy máu tiêu hoá nhưng gây đau đầu, trong một số trường hợp người bệnh không tiếp tục điều trị thuốc này được.
Aggrenox: Là thuốc kết hợp aspirin và dypiridamol, thuốc làm giảm tác dụng không mong muốn của aspirin và tăng hiệu quả điều trị dự phòng gấp 2 lần dùng aspirin đơn độc. Nghiên cứu dự phòng đột quỵ châu Âu cho rằng, phác đồ kết hợp giữa aspirin và dypiridamol là sự lựa chọn dược lý hứa hẹn để giảm nguy cơ tái phát đột quỵ.
Clopidogrel: Thuốc làm giảm có ý nghĩa nguy cơ tái phát đột quỵ ở bệnh nhân có tiền sử thiếu máu não thoảng qua hoặc đột quỵ thiếu máu não cục bộ. Thuốc ít gây biến chứng chảy máu tiêu hoá so với aspirin.
Các thuốc y học cổ truyền
Hoa đà tái tạo hoàn có tác dụng khu phong khai khiếu, hoạt huyết hoá ứ, tiêu sưng tán kết. Thuốc đã được nghiên cứu thực nghiệm trên động vật (thỏ, chó, mèo, chuột) nhận thấy thuốc làm tăng lưu lượng động mạch cảnh gốc và động mạch cảnh trong, làm tăng cường tính co bóp của cơ tim. Thuốc cũng đã được nghiên cứu thử nghiệm trên lâm sàng cho bệnh nhân sau đột [Xem thêm: Chua hen] quỵ não (cả đột quỵ chảy máu và đột quỵ thiếu máu não) và đã được xác định có sự cải thiện rõ lưu lượng máu não của bệnh nhân, giảm độ quánh máu, giảm chỉ số kết tập tiểu cầu, cải thiện khả năng biến dạng hồng cầu.
Luotai có tác dụng làm bền vững thành mạch máu, cải thiện vi tuần [Xem thêm: bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính] hoàn, tác động vào quá trình đông máu, giảm đau và chống viêm.
Hoạt huyết dưỡng não cũng có tác dụng cải thiện lưu lượng máu não.
Đột quỵ não là một trong những bệnh lý tạo ra gánh nặng cho gia đình và xã hội vì chi phí điều trị cho đột quỵ não rất cao và tỷ lệ tàn phế rất nặng. Tuy nhiên, đột quỵ não là một bệnh có thể phòng bệnh được khi chúng ta phát hiện và điều trị sớm các yếu tố nguy cơ của bệnh như tăng huyết áp, vữa xơ động mạch, đái tháo đường, các bệnh lý tim mạch dễ tạo cục tắc như rung nhĩ loạn nhịp hoàn toàn… Vì vậy, đối với những người trên 50 tuổi nên khám bệnh định kỳ phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ của đột quỵ não để có biện pháp phòng bệnh hiệu quả theo đúng phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, Một khi đột quỵ đã xảy ra, bệnh nhân cần được đến bệnh viện vào các trung tâm đột quỵ để điều trị kịp thời giảm tỷ lệ tử vong và tàn phế.
TS. Hoàng Ngọc