Thực hiện nhiều giải pháp tránh ‘dịch chồng dịch’

Thông tin mới nhất của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, bệnh tay chân miệng (TCM) đã xuất hiện tại 62 địa phương. Đáng lo ngại là trong lúc bệnh sởi vẫn đang ghi nhận các ca mắc mới hàng ngày, thì bệnh TCM đang quay trở và các dịch bệnh khác như thủy đậu, sốt xuất huyết cũng đang… vào mùa. Chúng tôi đã trao đổi với PGS.TS. Trần Đắc Phu – Cục trưởng Cục Y tế dự phòng xung quanh vấn đề này. PGS.TS. Trần Đắc Phu Đến thời điểm này, số ca mắc bệnh TCM hiện đang nhiều hơn cả ca mắc sởi, trong lúc dịch bệnh thủy đậu, sốt xuất huyết đều đang vào mùa. Ông có thể cho biết cụ thể hơn về tình hình dịch bệnh hiện nay? Về dịch sởi, tính đến ngày 3/5, cả nước đã ghi nhận 3.982 trường hợp mắc sởi xác định trong số 14.136 trường hợp sốt phát ban nghi sởi tại 62/63 tỉnh, thành phố. Cũng từ đầu năm đến nay đã có 25 trường hợp tử vong do sởi trong số 133 trường hợp tử vong có liên quan đến sởi. Về bệnh TCM, từ đầu năm đến nay, cả nước có hơn 17.410 ca mắc TCM tại 62 tỉnh, thành phố, giảm [Xem thêm: hen phế quản ở trẻ em] 20% so với cùng kỳ năm 2013. Thông thường bệnh TCM tăng từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm, do đó, thời gian tới, vẫn còn nguy cơ bùng phát dịch TCM. Hơn nữa, năm 2013 số ca mắc thấp, nên theo chu kỳ, khả năng TCM gia tăng là rất cao. Đối với bệnh thủy đậu, tích lũy từ đầu năm 2014 đến nay, cả nước đã ghi nhận 16.380 trường hợp mắc tại hầu hết các tỉnh, thành phố trên cả nước, số mắc tăng cao hơn so với cùng kỳ 2013 (7.900 trường hợp mắc), tuy nhiên vẫn thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2008, năm có đợt dịch thủy đậu (22.821). Đây đều là bệnh truyền nhiễm dễ lây lan. Nếu như không kịp thời phát hiện, cách ly các trường hợp mắc bệnh thì vi-rút sẽ rất dễ phát tán và lây sang người khác qua dịch miệng, mắt, mũi… Như ông vừa nói, các dịch bệnh trên đều dễ có khả năng lây lan, vậy ngành y tế đã có những giải pháp gì để đẩy lùi, khống chế nguy cơ ‘dịch chồng dịch’ có thể xảy ra? Ngành y tế đã và đang tổ chức các hoạt động giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, điều tra, tập trung nguồn lực xử lý triệt để các ổ dịch mới phát sinh, khống chế không để dịch lan rộng kéo dài. Chuẩn bị tốt công tác thu dung [Xem thêm: Thuoc chua benh mat ngu] điều trị, cách ly bệnh nhân, phòng tránh lây nhiễm chéo trong cơ sở điều trị đặc biệt với bệnh sởi, bệnh TCM, các bệnh đường hô hấp, hạn chế thấp nhất các trường hợp tử vong, đặc biệt là các trường hợp nặng. Riêng đối với bệnh TCM, Bộ Y tế đã chủ động đối phó với bệnh này ngay từ khi dịch chưa lan rộng, bùng phát. Theo đó, ngay trong dịp nghỉ lễ này, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố, BVĐK, chuyên khoa nhi các tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch phòng, chống bệnh TCM. Bộ Y tế cũng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cấp, các ngành tại địa phương phối hợp chặt chẽ với ngành y tế chủ động triển khai kế hoạch phòng chống bệnh TCM ngay từ đầu vụ dịch, dành kinh phí cho việc triển khai các hoạt động phòng chống dịch, không chờ đến khi dịch bùng phát. Bộ GD&ĐT triển khai tích cực các hoạt động phòng chống dịch bệnh trong trường học, đặc biệt tại các nhà trẻ, trường mẫu giáo không để xảy ra ổ dịch trong nhà trường. Cùng với các giải pháp mang tính ‘kỹ thuật’ trong phòng

chống các dịch bệnh trên, ngành y tế cũng đã và đang đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông để cộng đồng cùng hiểu hơn về dịch bệnh để từ đó nâng cao ý thức phòng chống dịch bệnh cho bản thân và gia đình… Nỗ lực của ngành y tế là thế, còn về phía người dân, theo ông, người dân cần làm gì để cùng với ngành y tế ngăn [Xem thêm: hen phế quản ở trẻ em] không cho ‘dịch bệnh chồng dịch bệnh’ có nguy cơ xảy ra? Đối với những bệnh có thể phòng được bằng cách tiêm chủng thì phụ huynh nên đưa con đi tiêm ngay, điển hình như tiêm vắc-xin phòng sởi. Bên cạnh đó, thời điểm hiện nay là đầu mùa Hè, nhiệt độ môi trường bắt đầu tăng cao, để phòng bệnh sởi lây lan, người dân cần đảm bảo nhà ở và nhà vệ sinh thông thoáng khí, mở cửa sổ nhưng đảm bảo không bị gió lùa nhằm tránh tồn lưu vi-rút trong môi trường.Với những bệnh chưa có vắc-xin phòng ngừa như TCM, sốt xuất huyết, người dân cần tuân thủ tuyệt đối khuyến cáo của ngành y tế trong việc phòng bệnh, trong đó chú ý vệ sinh cá nhân và rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, nhất là trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và lúc cho trẻ ăn, bế ẵm trẻ, thay tã, làm vệ sinh… Khi trẻ bị TCM phải được cách ly ít nhất 10 ngày từ khi khởi bệnh, không cho trẻ có biểu hiện bệnh đến lớp và chơi với các trẻ khác… Theo Suckhoedoisong.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *