Thể thao và suyễn trong trường học

THỂ THAO VÀ SUYỄN TRONG TRƯỜNG HỌC

suyen va the thao

Đôi khi thể thao kích phát các triệu chứng suyễn, được gọi là suyễn do thể thao kích phát.

Các triệu chứng của suyễn do thể thao kích phát là ho, thở rít, cảm giác nặng ngực hoặc khó thở. Trong hầu hết các trường hợp, các triệu chứng này bắt đầu ngay sau khi ngừng vận động. Một số có thể có triệu chứng sau khi bắt đầu vận động.
Có các triệu chứng suyễn trong lúc chơi thể thao không có nghĩa là học sinh không thể hoặc không nên vận động.
Có thể tham gia trong giáo dục giữa giờ hoặc giáo dục thể chất là quan trọng đối với tất cả các trẻ. Và trẻ mắc bệnh suyễn không nên bị buộc phải ngồi bên lề. Những cách sau đây có thể giúp con bạn không bị suyễn do thể thao kích phát tại trường.
Giúp trẻ mắc bệnh suyễn giữ được năng động tại nhà trường
Hãy đọc bản kế hoạch điều trị tại trường của học sinh. Hãy chắc chắn rằng nhân viên nhà trường biết nó được giữ ở đâu. Sử dụng các thuốc được chỉ định cho suyễn do thể thao kích phát.
Hãy nói chuyện với cha mẹ. Hãy biết phải làm gì nếu một trẻ có cơn kịch phát suyễn.
Giáo viên, giáo viên thể chất nên biết các triệu chứng suyễn là gì. Tìm ra loại hoạt động nào học sinh có thể tham gia và trong vòng bao lâu. Kiểm tra kế hoạch điều trị, có chỉ dẫn nhân viên cách chăm sóc trẻ mắc bệnh suyễn.
Thay đổi chương trình tập chạy để học sinh vẫn có thể tham gia được. Học sinh có thể:
+ Đi bộ cả quảng đường
+ Chạy một phần đường
+ Lúc chạy lúc đi bộ
Một số loại thể thao ít kích phát các triệu chứng suyễn hơn là:
+ Bơi lội thường là lựa chọn tốt. Không khí ấm, ẩm có thể giúp tránh các triệu chứng.
+ Bóng bầu dục, khúc côn cầu và các thể thao khác có những lúc không hoạt động ít khả năng kích phát các triệu chứng suyễn hơn.
+ Các hoạt động nặng hơn và kéo dài hơn, như chạy, bóng rổ và đá bánh kéo dài nhiều khả năng kích phát các triệu chứng suyễn hơn.
Dự lớp giáo dục thể chất và tham gia ở bất kỳ mức độ nào là tốt hơn là bị bỏ ra ngoài hoặc bị lại phía sau.
Cẩn thận với nơi nào và lúc nào học sinh vận động
Nhân viên nhà trường nên biết các yếu tố kích phát suyễn khác. Một số là:
+ Không khí lạnh hoặc khô. Hô hấp qua mũi hoặc là mang một khẩu trang có thể tốt hơn.
+ Không khí bụi bậm hoặc bị ô nhiễm
+ Sân cỏ mới cắt
Học sinh mắc bệnh suyễn nên làm ấm trước khi vận động và làm mát sau khi vận động.
Sử dụng thuốc suyễn trước khi vận động
Sử dụng thuốc đồng vận beta hít tác dụng nhanh (thường được gọi là thuốc cắt cơn)
+ Sử dụng 10 đến 15 phút trước khi vận động
+ Nó có thể tác dụng kéo dài đến 4 giờ
Thuốc đồng vận beta hít tác dụng chậm cũng có thể hữu ích.
+ Sử dụng chúng ít nhất 30 phút trước khi vận động
+ Chúng có thể tác dụng kéo dài đến 12 giờ. Trẻ có thể sử dụng thuốc trước khi đến trường và nó sẽ giúp ích cả ngày.
+ Tuy nhiên, những thuốc này có thể trở nên kém hiệu quả nếu sử dụng hàng ngày trước khi vận động.
Cromolyn hít cũng có thể được sử dụng trước khi vận động, nhưng nó thường không hiệu quả bằng các thuốc khác cho mục đích này.

Suyễn và trường học

 
Trẻ mắc bệnh suyễn cần nhiều giúp đỡ tại nhà trường. Chúng cần sự giúp đỡ của nhà trường để kiểm soát được suyễn và có thể tham gia được các hoạt động tại nhà trường.
Bạn nên giao nhân viên nhà trường một bản kế hoạch điều trị, trong đó hướng dẫn nhân viên nhà trường cách chăm sóc bệnh suyễn của con bạn. Hãy yêu cầu bác sĩ viết ra một bản.
Học sinh này và nhân viên nhà trường nên tuân theo kế hoạch điều trị suyễn này. Con bạn nên mang theo thuốc vào trường khi cần thiết.
Nhân viên nhà trường nên biết cái gì làm cho suyễn của con bạn trở nặng. Chúng được gọi là “yếu tố kích phát”. Con bạn nên được đi đến một nơi khác để tránh xa các yếu tố kích phát suyễn nếu cần.
Trong bản kế hoạch điều trị suyễn tại trường của con bạn nên có những gì?
Kế hoạch điều trị suyễn tại trường của con bạn nên có:
+ Tiền sử suyễn vắn tắt của con bạn
+ Các triệu chứng suyễn cần lưu ý
+ Số điện thoại hoặc địa chỉ email của bác sĩ, y tá và của cha mẹ
+ Danh sách các yếu tố kích phát khiến suyễn của con bạn trở nặng. Chúng có thể là:
– Mùi hóa chất và chất tẩy
– Cỏ và cây dại
– Khói
– Bụi
– Con gián
– Phòng ẩm, mốc
+ Trị số lưu lượng đỉnh cá nhân cao nhất của học sinh
+ Danh sách các thuốc suyễn của học sinh và cách sử dụng chúng, gồm có:
– Các thuốc con bạn sử dụng hàng ngày để kiểm soát suyễn
– Các thuốc cắt cơn suyễn khi con bạn có triệu chứng
Trong kế hoạch điều trị nên có chữ ký của bác sĩ, của cha mẹ.
Ai nên có một bản kế hoạch điều trị?
Những người sau đây nên có một bản kế hoạch điều trị:
+ Giáo viên
+ Y tá cơ quan
+ Văn phòng trường
+ Giáo viên thể dục
Nguồn: MedlinePlus