Từ đầu năm 2015, phòng khám CHAC đã đưa Xét Nghiệm Cobas –Test vào quy trình chẩn đoán và phát hiện sớm ung thư cổ tử cung, nhằm nâng cao chất lượng tầm soát và phát hiện bệnh sớm nhất ung thư cổ tử cung có thể.
Ung thư cổ tử cung (UTCTC) là một trong các bệnh lý nguy hiểm và thường gặp ở phụ nữ tuổi từ 35 trở lên. Mỗi năm trên thế giới có khoảng 500.000 ca ung thư cổ tử cung phát sinh và 80% các ca bệnh đó xảy ra ở các nước đang phát triển. Người ta nói rằng: “Ung thư cổ tử cung là bệnh lý của những người nghèo” vì việc khám tầm soát và phát hiện bệnh chưa được quan tâm.
UTCTC có thể xảy ra với bất kỳ phụ nữ nào trong độ tuổi từ 20-45. Đây cũng là giai đoạn cực kỳ quan trọng với nữ giới vì họ bắt đầu cuộc sống làm vợ, làm mẹ, chăm sóc cho gia đình và con cái. Do đó, việc ngăn ngừa và tầm soát ung thư cổ tử cung là điều vô cùng cần thiết.
Nguyên nhân gây bệnh
– Nhiễm virus HPV (Human papillomavirus): là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư cổ tử cung, nhiễm HPV tìm thấy ở 99% các trường hợp ung thư cổ tử cung
– Nhiễm bệnh do lây qua đường tình dục (STD)
– Hút thuốc lá, suy giảm miễn dịch
Diễn biến của bệnh
– Giai đoạn 1: Ung thư cổ tử cung sẽ diễn ra một cách âm thầm, từ lúc bạn nhiễm virus HPV đến khi xuất hiện các tổn thương tiền ung thư và ung thư tại chỗ có thể kéo dài 10-15 năm. Sẽ không xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào bất thường nào để bạn phát hiện bệnh UTCTC, trừ khi bạn kiên trì khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/ lần.
– Giai đoạn 2 (ung thư): Bạn sẽ thấy các biểu hiện như huyết trắng có mùi hôi và có lẫn máu, âm đạo chảy máu sau khi giao hợp hoặc làm việc nặng (dù bạn không ở chu kỳ kinh nguyệt).
– Giai đoạn 3 (ung thư nặng): Vùng âm đạo sẽ bị tiết dịch nhầy, mủ, máu hay hôi kèm theo đau lưng, bụng, vùng chậu, chân. Đến giai đoạn này bạn sẽ được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật, hóa trị và xạ trị.
– Giai đoạn 4 (di căn xa): Ra huyết âm đạo nhiều, cơ thể suy kiệt, bác sĩ khám có thể thấy khối sùi to vùng cổ tử cung.Tiên lượng sống còn sau 5 năm chỉ khoảng 5 – 10 %.
Kiểm soát bệnh ung thư cổ tử cung như thế nào?
Ung thư cổ tư cung là bệnh có thể ngăn ngừa và điều trị sớm bằng các chương trình tầm soát đều đặn. Bắt đầu từ thập niên 50, phương pháp xét nghiệm PAP Thường Quy ra đời giúp giảm thiểu tỷ lệ phụ nữ mắc ung thu cổ tử cung đến 70%. Nhưng nhược điểm của PAP Thường Quy là độ nhạy của nó chỉ đạt từ 50-75%.
Hiện nay, công nghệ xét nghiệm Cobas – Test đã làm tăng độ nhạy phát hiện bệnh UTCTC đến 90-95% (cao hơn PAP thường quy khoảng 40%) đã được chứng minh qua các nghiên cứu lâm sàng.
Xét nghiệm Cobas – Test là phương pháp chỉ cần lấy một mẫu tế bào phết tại cổ tử cung, nhưng xét nghiệm được cùng lúc 2 thành phần là: xét nghiệm tầm soát tế bào ung thư cổ tử cung và xét nghiệm tìm vi rút HPV.
Lưu ý khi thực hiện xét nghiệm Cobas – Test
– 2 ngày trước khi thực hiện xét nghiệm Cobas – Test nên tránh: Giao hợp, bơm rửa âm đạo, đặt thuốc âm đạo, dùng thuốc diệt tinh trùng…
– Không thực hiện xét nghiệm khi đang ở chu kỳ kinh nguyệt. Thời gian làm Cobas – Test tốt nhất là khoảng ngày 8-15 của chu kỳ kinh.
– Không thực hiện xét nghiệm cho phụ nữ độc thân trừ khi có yêu cầu xét nghiệm để chẩn đoán bệnh.
Mọi thắc mắc về phương pháp xét nghiệm Cobas -Test xin liên hệ phòng khám CHAC: (083)957 – 4933