Sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm gây dịch do virus Dengue gây nên. Virus Dengue có 4 tuýp huyết thanh là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Virus truyền từ người bệnh sang người lành do muỗi đốt. Muỗi Aedes Aegypti là côn trùng trung gian truyền bệnh chủ yếu. Muỗi có các vằn đen ở bụng, khi chích thì muỗi hướng bụng xuống dưới. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường gia tăng vào
các tháng mùa mưa. Cách nhận biết sốt xuất huyết Sốt Dengue có các biểu hiện: Bệnh nhân sốt cao đột ngột, liên tục kéo dài từ 2-7 ngày. Các biểu hiện xuất huyết có thể thấy như nghiệm pháp dây thắt dương đồ khuyến mãi tính, chấm xuất huyết ở dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn thấy nhức đầu, chán ăn, buồn nôn, da sung huyết, phát ban và thấy đau cơ, đau khớp, nhức 2 hố mắt. Bệnh nhân có thể bị nổi hạch (thường hay gặp ở quanh khuỷu tay). Tuy nhiên, khi thực hiện thí nghiệm cận lâm sàng chưa xảy ra hiện tượng đông đặc máu. Đối với sốt xuất huyết Dengue bệnh nhân có các biểu hiện: Sốt cao đột ngột, liên tục từ 2-7 ngày. Có biểu hiện xuất huyết thể hiện rõ từ ngày thứ 2, thứ 3 của bệnh dưới nhiều hình thái: Dấu hiệu dây thắt dương tính và xuất huyết tự nhiên dưới da hoặc ở niêm mạc. Khi xuất huyết dưới da, bệnh nhân có nốt xuất huyết rải rác hoặc chấm xuất huyết thường ở mặt trước 2 cẳng chân và mặt trong 2 cánh tay, bụng, đùi, mạng sườn hoặc mảng bầm tím. Khi xuất huyết ở niêm mạc, bênh nhân bị chảy máu mũi, lợi, đôi khi xuất huyết ở kết mạc, tiểu ra máu. Kinh nguyệt kéo dài hoặc xuất hiện kinh sớm hơn kỳ hạn. Đặc biệt, bệnh nhân còn bị gan to. Khi bệnh nhân có các biểu hiện như vật vã, bứt rứt hoặc li bì, lạnh đầu chi, da lạnh ẩm, mạch nhanh nhỏ, huyết áp hạ, tiểu ít là dấu hiệu của bệnh nặng lên. Lúc này, cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Ngoài ra, bệnh nhân còn bị xuất huyết nội tạng như tiêu hóa, phổi, não. Chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết tại Bệnh cầu thang viện Vạn Hạnh Điều trị bệnh Sốt xuất huyết Dengue được chia làm 4 độ. Độ I: Sốt đột ngột, kéo dài từ 2-7 ngày; dấu hiệu dây thắt dương tính. Độ II: Sốt đột ngột, kéo dài từ 2-7 ngày; dấu hiệu dây thắt dương tính. Đi kèm theo xuất huyết tự nhiên dưới da hoặc niêm mạc. Độ III: Có dấu hiệu suy tuần hoàn, mạch nhanh nhỏ, huyết áp kẹt, hạ huyết áp kèm theo các triệu chứng như da lạnh, ẩm, bứt rứt hoặc vật vã, li bì. Độ IV: Sốc nặng, mạch nhỏ khó bắt, huyết áp không đo được (HA = 0). Khi bệnh nhẹ, bệnh nhân có thể điều trị tại nhà. Nếu sốt cao trên 390C nên cho bệnh nhân uống thuốc hạ nhiệt, nới lỏng quần áo và lau mát bằng nước ấm. Thuốc hạ nhiệt chỉ được dùng là paracetamol đơn chất, liều dùng từ 10-15 mg/kg cân nặng/lần, cách nhau mỗi 4-6 giờ. Chú ý: Tổng liều paracetamol không quá 60 mg/kg cân nặng/24 giờ. Cấm dùng aspirin (acetyl salicylic acid), analgin, ibuprofen để điều trị vì có thể gây xuất huyết, toan máu. Bệnh nhân có thể bù dịch sớm bằng đường uống: Khuyến khích người bệnh uống nhiều nước oresol hoặc nước sôi để nguội, nước trái cây (nước dừa, cam, chanh…) hoặc thiết kế nhà thép tiền chế nước cháo loãng với muối. Nên chú ý xem xét truyền dịch nếu người bệnh ở độ I và II mà không uống được, nôn nhiều, có dấu hiệu mất nước, lừ đừ, dung tích hồng cầu tăng cao mặc dù huyết áp vẫn ổn định. Dịch truyền bao gồm: Ringer lactat, NaCl 0,9% (những trường hợp này phải có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa). Ở bệnh nhân trên 15 tuổi, có thể xem xét ngừng truyền dịch khi hết nôn, ăn uống được. Cách phòng bệnh sốt xuất huyết Hiện nay chưa có vắc-xin phòng bệnh, biện pháp phòng bệnh chủ yếu là kiểm soát côn trùng trung gian truyền bệnh như tránh muỗi đốt, diệt bọ gậy (loăng quăng), diệt muỗi trưởng thành, vệ sinh môi trường loại bỏ ổ chứa nước đọng.
Sốt xuất huyết | Báo Người Lao Động Online