Ăn uống quá nhanh, thức ăn nhai không kỹ thì khó nuốt là lẽ đương nhiên. Tuy nhiên, có những người ăn chậm, nhai kỹ nhưng vẫn không thể nuốt hoặc rất khó nuốt, khi nuốt kèm đau rát. ‘Đừng xem nhẹ hiện tượng khó nuốt, đôi khi đây là dấu hiệu báo động của nhiều bệnh lý nguy hiểm, có thể là giai đoạn đầu của một bệnh ác tính’ – BS Lê Thị Tuyết Phượng, phụ trách khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nhân dân 115 cảnh báo. Khó nuốt, vì sao? Nuốt là sự phối hợp nhịp nhàng của các cơ quan như miệng, lưỡi, hầu họng, thực quản. Nuốt liên quan đến hoạt động của khoảng 50 nhóm cơ và nhiều nhóm thần kinh. Đầu tiên thức ăn vào miệng được nhai nhỏ và làm mềm, sau đó lưỡi sẽ tập trung thức ăn để chuẩn bị nuốt; khi nuốt thanh quản sẽ đóng chặt lại để thức ăn không lọt vào phổi mà đi thẳng xuống thực quản, rồi chuyển đến dạ dày. Theo BS Lê Thị Tuyết Phượng, khó nuốt xảy ra khi có bất kỳ bất thường nào ở các cơ quan tham gia trong hoạt động nuốt; hoặc khi có tắc nghẽn đường di chuyển thức ăn từ miệng đến dạ dày. Khó nuốt thường do các nguyên nhân sau: – Rối loạn vận động các cơ hầu họng, thực quản; tâm vị không giãn; trào ngược dạ dày – thực quản; các tổn thương về thần kinh như bệnh parkinson, đột quỵ; tổn thương cột sống; các bệnh lý nội khoa khác như xơ cứng bì, đái tháo đường, nhược cơ,… – Khó nuốt thường gặp ở người cao tuổi, sa sút trí tuệ, càng lớn tuổi hiện tượng khó nuốt càng tăng. Còn khó nuốt ở trẻ em là do hệ thần kinh chi phối hoạt động của trẻ chưa hoàn thiện, thường gặp ở một số trẻ đẻ non, nhẹ cân. – Khó nuốt do có dị tật bẩm sinh như hở màn hầu, lưỡi to, môi nứt,… [Xem thêm: bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính] – Khó nuốt do tắc nghẽn: do dị vật, túi thừa ở thực quản, hẹp thực quản sau biến chứng của bệnh lý ở thực quản; các khối u, polyp, sẹo do bỏng,… Ảnh minh họa Biểu hiện chung của khó nuốt thường gây ho, nghẹn, cảm giác thức ăn bị
vướng ở cổ họng, vướng lại trong ngực dọc theo xương ức, tăng tiết nước bọt, sặc thức ăn lên mũi… Riêng ở trẻ sẽ khó cho ăn, nước dãi chảy nhiều, ăn lâu trên 30 phút, bị trớ thường xuyên, hay hắt hơi sau khi ăn, giọng nói bị biến đổi sau khi ăn, giảm cân, hay tái phát viêm phổi,… Nhiều hậu quả nghiêm trọng BS Lê Thị Tuyết Phượng cho biết, khó nuốt gây ra nhiều hậu quả như viêm họng, khàn tiếng, không dám ăn, suy dinh dưỡng, rối loạn nước và chất điện giải. Do sặc thức ăn, nước uống sẽ gây các biến chứng nhiễm trùng tại chỗ, viêm đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi. Với những trường hợp khó nuốt do dị vật vào phổi gây co thắt thanh quản, suy hô hấp, tỷ lệ tử vong rất cao. Khi triệu chứng khó nuốt lặp lại thường xuyên, bệnh nhân cần đi khám tại khoa tiêu hóa hoặc tai mũi họng để tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh. Việc điều trị rối loạn nuốt tùy thuộc vào nguyên nhân và vị trí gây bệnh. Nếu khó nuốt do rối loạn vận động ở vùng hầu họng [Xem thêm: Chữa hen] thì sẽ phải thực hiện một số bài tập, học một số kỹ thuật để kích thích phản xạ nuốt, thay đổi chế độ ăn cho phù hợp để không bị sặc. Với chứng khó nuốt do hẹp thực quản thì nong bằng bóng qua nội soi. Trường hợp polyp, khối u, túi thừa hầu họng thì cần phẫu thuật cắt bỏ. Viêm thực quản, trào ngược dạ dày thực quản, ợ nóng, nhiễm khuẩn thì được điều trị bằng
thuốc. Trường hợp các cơ quan vùng hầu họng không thể phục hồi, khó nuốt nghiêm trọng thì phải cần đến sự hỗ trợ của ống bơm để bơm thức ăn nước uống và dạ dày. Riêng ở trẻ em, nếu nguyên nhân là do vùng hầu họng chưa phát triển hoàn thiện thì có thể kích thích trẻ cười, nói để giúp thực quản mở rộng hơn. Để dự phòng, khi ăn nên ăn từng miếng nhỏ, ăn chậm, nhai kỹ… để tránh ho, sặc, dị vật rơi vào đường thở. Ở những bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản cần tránh ăn những thức ăn chua, cay, nóng. Ăn uống lành mạnh để phòng bệnh ung thư thực quản. Khi trông nom trẻ, không nên cho trẻ ngậm, mút đồ chơi. [Xem thêm: Chua hen] Theo Suckhoedoisong.vn