Thiếu máu cơ tim là tình trạng bệnh lý động mạch vành thường gặp, đặc biệt ở những người có tuổi và cao tuổi. Biểu hiện trên lâm sàng bằng cơn đau thắt ngực, nặng hơn có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim. Y học cổ truyền đề cập đến bệnh lý thiếu máu cơ tim trong các chứng bệnh như: tâm giảo thống, trấn tâm thống và hung tý với các biện pháp trị liệu khác nhau, trong đó có việc sử dụng các phương trà dược. Có thể dẫn ra một số ví dụ điển hình như sau: Bài 1: Đan sâm 150g, sa nhân 30g, đàn hương 15g. Cả ba vị sấy khô, tán vụn, mỗi ngày dùng 20g hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: Lý khí, hoạt huyết, chỉ thống. Sơn tra. Bài [Xem thêm: benh phoi tac nghen man tinh] 2: Đan sâm 200g, đẳng sâm 150g, sa sâm 120g, đàn hương 50g. Tất cả sấy khô, tán vụn, mỗi ngày lấy 40 – 50g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công [Xem thêm: thuốc điều trị hen suyễn] dụng: [Xem thêm: bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính] Hoạt huyết lý khí, bổ khí nhuận phế. Bài 3: Đan sâm 9 – 12g tán vụn hãm cùng 3g trà xanh với nước sôi trong bình kín, sau 10 phút thì dùng được, uống trong ngày. Công dụng: Hoạt huyết hóa ứ, thanh tâm trừ đàm. Bài 4: Sơn tra 300g, ích mẫu thảo 100g, trà xanh 500g. Tất cả sấy khô, tán vụn, mỗi ngày lấy 50g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 10 phút thì dùng được, uống trong ngày. Công dụng: Hoạt huyết thanh tâm, kích thích tiêu hóa. Bài 5: Hồng hoa 90g, đan sâm 150g, uất kim 70g, qua lâu 200g, cam thảo sao 60g. Các vị sấy khô nghiền vụn, mỗi ngày dùng 60g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: Hoạt huyết hóa ứ, lý khí khoan hung. Bài 6: Tam thất 100g, đan sâm 150g, đường trắng lượng vừa đủ.
Tam thất và đan sâm sấy khô, tán vụn, mỗi ngày dùng 25g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, chế thêm đường trắng uống thay trà trong ngày. Công dụng: Hoạt huyết tán ứ, chỉ huyết định thống. Bài 7: Sinh cát căn (củ sắn dây sống) 150g, đan sâm 180g, bạch linh 90g, cam thảo 60g. Tất cả sấy khô, tán vụn, mỗi ngày dùng 40g hãm với nước sôi trong bình
kín, sau 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: Thăng thanh sinh tân, hoạt huyết hóa đàm. Trà xanh. Bài 8: Chuối tiêu thái phiến sấy khô 50g, trà xanh 10g, một chút mật ong. Hãm trà với nước sôi, sau đó cho chuối khô đã tán bột cùng mật ong vào, để một lát rồi chia uống vài lần trong ngày. Công dụng: Giáng áp nhuận táo, thông huyết mạch. Nhìn chung, các loại trà dược nêu trên đều rất đơn giản, dễ kiếm, dễ chế, rẻ tiền và có hiệu quả ở một mức độ nhất định, có thể kết hợp với thuốc điều trị đặc hiệu trong giai đoạn bệnh tiến triển hoặc dùng đơn thuần có tính chất dự phòng khi bệnh ổn định. Phụ nữ mang thai không được dùng. Theo baithuochay Liên Quan Khác8 bài thuốc phòng bệnh thiếu máu cơ timChống thừa cân, béo phì bằng các loài hoaTrà dược cho người bị gan nhiễm mỡKhoai tây chữa nhiều bệnh6 triệu chứng đau ở ngực không được bỏ qua7 loại hoa quả giúp tiêu mỡ, giảm cân8 loại quả giúp bạn trị táo bón hiệu quả8 thực phẩm chống khó chịu do rượuRắn làm thuốcXử lý khi bị hạ đường huyếtCân bằng hàm lượng cholesterol hợp lýẢnh hưởng của tiếng ồn đối với sức khỏeXóa nếp nhăn, làm trắng răng với nhoĐông y điều trị bệnh gan nhiễm mỡ8 bài thuốc phòng bệnh thiếu máu cơ tim Cùng Chuyên MụcLá giang trị tiêu viêm, giải độcCây chân vịt trị viêm gan"1 trái cà bằng 3 chén thuốc"Cây thuốc quý giúp điều trị tiểu đườngMột số bài thuốc từ hoa sứ trắngCông dụng chữa bệnh từ vỏ, hạt, lá bí đaoBình Luận Facebook bình luận
Phương thuốc phòng thiếu máu cơ tim