Cứ mỗi năm có thêm khoảng 19 triệu người bị mắc bệnh lây qua đường tình dục (STD). Những phụ nữ trẻ trong độ tuổi từ 19 đến 24 phải chịu nhiều hậu quả như các bệnh nhiễm trùng, ngứa hay rát bộ phận sinh dục và có khả năng bị vô sinh hay nặng hơn là tử vong. Cách tốt nhất để ngăn ngừa các bệnh gây qua đường tình dục gây ra bởi vi-rút hay vi khuẩn là tự bảo vệ mình bằng các nhiều phương pháp khác nhau. Những bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất ở phụ nữ Số liệu năm 2007 do Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh (CDC) cung cấp đã cho thấy những bệnh lây truyền qua tình dục phổ biến ở phụ nữ bao gồm: – Chlamydia: Năm 2007 có hơn 1 triệu người chuẩn đoán mắc bệnh Chlamydia, số lượng người bị mắc cao nhất trong lịch sử. Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh này gấp ba lần so với đàn ông. – Bệnh lậu: 355.991 người bị chẩn đoán mắc bệnh lậu năm 2007. Cũng như nguy cơ mắc Chlamydia, phụ nữ bị mắc bệnh này nhiều hơn đàn ông. CDC còn ước tính số người nhiễm bệnh có thể cao hơn do nhiều người không được chẩn đoán. – Mụn rộp ở cơ quan sinh dục: 1/5 trong số thiếu niên và người lớn hiện nay bị mắc bệnh này. Đây cong dung cua dau dua là một bệnh rất phổ biến và phụ nữ có nguy cơ cao hơn đàn ông. – Bệnh giang mai: Không giống như các bệnh đã đề cập ở trên, bệnh này xuất hiện nhiều hơn ở nam giới. Bệnh giang mai đang ngày càng phát triển với số lượng người mắc bệnh ngày càng nhiều, đặc biệt ở những người đàn ông có quan hệ tình dục với nam giới. -HIV/AIDS: Mặc dù bệnh này ít phổ biến hơn so với các bệnh lây truyền qua đường tình dục kể trên nhưng hiện nay số người bị chuẩn đoán mắc bệnh này nhiều hơn so với trong quá khứ. Khi người phụ nữ đã bị mắc bệnh STD một lần thì rất dễ mắc bệnh lần thứ hai. Bởi vì các bệnh lây truyền qua đường tình dục gây viêm nhiễm mô âm đạo, có thể làm tổn thương mạch máu và dễ bị nhiễm bởi các loại vi-rút, vi khuẩn. HIV là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục nguy hiểm nhất. Ảnh minh họa Hậu quả của các bệnh lây qua đường tình dục (STDs) Các biến chứng về sức khỏe ở phụ nữ rất nhiều, bao gồm: – Vô sinh: Các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục nếu không được điều trị sẽ gây ra bệnh vô sinh ở phụ nữ. – Mang thai ngoài tử cung: Điều này có thể bị gây ra do vi khuẩn Chlamydia hoặc bệnh lậu, làm cho trứng đã được thụ tinh phát triển ở bên ngoài tử cung. – Bệnh viêm vùng xương chậu (PID): Hai trong số năm phụ nữ không được điều trị khi mắc bệnh Chlamydia có thể dẫn đến nguy cơ bị đau vùng chậu, mang thai ngoài tử cung và vô sinh. Bệnh lậu cũng có thể gây ra PID. – Nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh: Phụ nữ mang thai khi bị bệnh giang mai, mụn rộp ở cơ quan sinh dục, viêm gan B hoặc HIV có thể truyền những bệnh này cho đứa con của họ. Điều này có thể gây ra sinh non, thai chết lưu, tử vong ngay sau khi sinh, dị tật bẩm sinh và trong trường hợp người mẹ nhiễm HIV thì người con có thể mắc bệnh này cả đời. – Bệnh tim và bệnh não: Bệnh giang mai không đượng chữa trị có thể dẫn tới các vấn đề về tim mạch và thần kinh. – Ung thư cổ tử cung: Bệnh này chủ yếu do một sắt nghệ thuật số loại u nhú (HPV) ở người gây ra. – Gia tăng nguy cơ lây nhiễm HIV: Các nghiên cứu cho thấy những người phụ nữ bị Chlamydia hay bệnh lậu dễ dàng bị nhiễm HIV nếu họ tiếp xúc. – Tử vong: Nếu không điều trị dứt điểm, bệnh giang mai và HIV có thể dẫn đến tử vong. Làm thế nào để giảm rủi ro? Kiêng tất cả các loại quan hệ tình dục hậu môn, miệng là ngăn chăn sự lây truyền các bệnh STD. Tuy nhiên bạn có thể dử dụng một số cách sau: – Luôn luôn sử dụng bao
cao su mới: Bạn nên sử dụng bao cao su mới trong bất cứ hình thức quan hệ tình dục nào. Các phương pháp ngăn ngừa tránh thai như uống thuốc viên, bọt biển, dụng cụ tử cung không chống lại được các bệnh lây truyền qua đường tình dục. – Xét nghiệm và điều trị: Nếu bạn có bất cứ dấu hiệu nào chứng tỏ bị nhiễm bệnh thì hãy đến gặp ngay bác sĩ chuyên ngành để được chẩn đoán và điều trị. Nên tránh quan hệ tình dục cho đến khi bạn được kiểm tra và chẩn đoán. Nếu bạn bị chẩn đoán mắc bệnh STD, hãy đưa người đã quan hệ với bạn để được xét nghiệm và điều trị để tránh tái nhiễm. – Tiêm vắc-xin: Đối với HPV, vắc-xin có thể làm giảm nguy cơ mắc một số vi-rút gây ung thư cổ tử cung. CDC khuyến cáo tất cả các nữ giới từ 13 đến 26 tuổi nên tiêm vắc-xin để phòng chống lại HPV.
Theo Suckhoedoisong.vn
Phụ nữ trẻ dễ mắc các bệnh tình dục nhất