Khi các bé cứng cáp, các y – bác sĩ (BS) lại đối diện với những giây phút cam go trên bàn mổ để kịp cho trẻ phát triển tiếng nói và sống cuộc đời bình thường. Phẫu
thuật con trên bụng cha, mẹ Trong căn phòng mổ đặc biệt, đứa trẻ vài tháng tuổi nằm trên bụng cha, đôi tay người cha vừa giữ chặt vừa nhè nhẹ vỗ về con. Cha và con đều nằm dưới lớp khăn vải trắng, chỉ chừa một khoảng nhỏ vừa tầm khuôn mặt bé để các BS có thể thao tác. Ngoài BS phẫu thuật chính còn có 2 điều dưỡng phụ người cha giữ và trấn an cháu bé. Em bé được gây tê nên không cảm nhận dao kéo động vào người nhưng vẫn hoảng sợ khi thấy nhiều người lớn vây quanh trong không gian xa lạ. Bất chấp bệnh nhi vài tháng tuổi liên tục quấy khóc, BS Nguyễn Thị Minh Hằng, Phó trưởng Khoa Răng Hàm Mặt và Phẫu thuật tạo hình Bệnh viện (BV) Nhi Đồng 1, vẫn bình tĩnh đi những đường kim khéo léo để trả lại hình dáng bình thường [Xem thêm: Điều trị hen suyễn] cho vùng miệng – môi bị tật của bệnh nhi. Bà là 1 trong 2 BS của BV Nhi Đồng 1 có thể thực hiện những ca phẫu thuật đặc biệt: phẫu thuật chỉnh hình kèm thẩm mỹ cho các trường hợp sứt môi – hở vòm bằng phương pháp gây tê. Bé Đoàn Quốc Thịnh, từng bị sứt môi – hở vòm, hát tại buổi kỷ niệm 2.000 ca phẫu thuật miễn phí do Bệnh viện Nhi Đồng 1 và Smile Train thực hiện 5 phút sau khi được phẫu thuật bằng phương pháp gây tê, cậu bé này đã tươi tỉnh trong vòng tay cha Phương pháp mổ “độc” này đòi hỏi [Xem thêm: thuốc chữa hen suyễn] sự khéo léo cao bởi những bước phẫu thuật tinh tế vừa tạo hình vừa thẩm mỹ thực hiện trên các bệnh nhi chỉ vài tháng tuổi luôn quấy khóc. Người nhà được chọn nằm trên bàn mổ cùng bé thường là người mẹ bởi vòng tay thân quen của mẹ sẽ giúp trấn an trẻ. Trước đó, đầu tháng 4, một đoàn BS của tổ chức phi chính phủ Project Vietnam Foundation đã đến BV Chỉnh hình và Phục hồi chức năng TP HCM (thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) để phẫu thuật cho hơn 30 bệnh nhi nghèo bị sứt môi – hở vòm. Các BS cứ nhớ mãi hình ảnh em bé mới vài tháng tuổi, khá yếu ớt, sau mổ phải hồi sức nhiều giờ. “Em bé yếu quá! Đêm ấy, chúng tôi không dám rời bệnh nhi, tối ngủ cũng kê giường nằm cạnh để có gì còn xử trí kịp…” – BS Kiều Quang Chấn, một phẫu thuật viên, kể lại. Phẫu thuật cho một bệnh nhi còn quá nhỏ là điều hết sức khó khăn. Những cơ thể bé bỏng cộng thêm điều kiện sống thiếu thốn khiến nhiều em tưởng chừng không chịu nổi cuộc mổ. Song với dị tật này, nếu để cơ thể thực sự đủ lớn và cứng cáp thì nhiều khi dị tật đã kịp ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ và xáo trộn đời sống, tinh thần của trẻ. Khi đó, vấn đề phục hồi chức năng và giúp trẻ hòa nhập lại khó khăn gấp bội. “Thời điểm tốt nhất để phẫu thuật sứt môi là khoảng 3 tháng tuổi, hở vòm là khoảng 1 tuổi. Dù các bé còn rất nhỏ nhưng nếu kỹ thuật gây mê – hồi sức, phẫu thuật tốt, độ tuổi đó trẻ
cũng đã đủ cân nặng, sức khỏe, các cấu trúc đủ nét để bước vào ca mổ” – BS Nguyễn Văn Đẩu, Trưởng Khoa Răng Hàm Mặt và Phẫu thuật tạo hình BV Nhi Đồng 1, nói. Tìm lại cuộc đời Nhiều người vẫn nghĩ phẫu thuật rồi là xong nhưng để đứa trẻ có một cuộc sống chất lượng, giọng nói của trẻ cũng phải được điều trị để trở nên rõ ràng. Một nghiên cứu từ Úc năm 2011 cho thấy 78% trẻ sứt môi – hở vòm sau phẫu thuật vẫn bị ảnh hưởng về lời nói, ngôn ngữ; từ đó tác động đến đời sống của trẻ. “Trẻ nên được phẫu thuật sớm khi vài tháng tuổi, sau 1 tháng [Xem thêm: điều trị hen suyễn] phải đi gặp chuyên viên ngôn ngữ trị liệu để được hướng dẫn luyện tập chỉnh âm càng sớm càng tốt. Đến trễ, kết quả sẽ khó như mong muốn, việc lội ngược dòng càng khó khăn. Mắt xích quan trọng nhất trong cả quá trình trị liệu luôn là cha mẹ bé vì hầu hết thời gian trong ngày, bé ở cạnh phụ huynh” – ông Hoàng Văn Quyên – chuyên viên âm ngữ trị liệu, kỹ thuật viên trưởng Khoa Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng của BV Nhi Đồng 1 – khuyến cáo. Bà Lê Thị Thanh Xuân, chuyên viên phụ trách mảng âm ngữ trị liệu của BV Chỉnh hình và Phục hồi chức năng TP HCM, lưu ý: Quá trình phát triển ngôn ngữ và lời nói của trẻ diễn ra từ rất sớm. Thường 9 tháng, trẻ đã biết bập bẹ. Trẻ sứt môi – hở vòm hầu hết đều gặp vấn đề về ngôn ngữ nên cần được học chỉnh âm 4 tuần sau mổ. Quan trọng là gia đình phải ở bên trẻ, đừng nhại trẻ, đừng chê bai và cho trẻ cơ hội giao tiếp. Nếu không được hỗ trợ, khi đi học, những môn như: tập đọc, chính tả, làm văn, ngoại ngữ… của trẻ sẽ rất tệ, từ đó trẻ hay bị bạn bè trêu chọc nên sinh ra tự ti, thu mình. Mặt khác, nếu không được tập, sẹo ở khẩu cái mềm sau mổ có thể bị dính và di động không còn mềm mại dẫn đến rối loạn âm lời nói. n (*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 8-5 10.000 bệnh nhi được hỗ trợ Theo ông Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc chương trình của Smile Train tại Việt Nam, tổ chức này đã liên kết với hơn 10 BV và giúp được khoảng 10.000 bệnh nhi nhờ vào sự đóng góp của các nhà hảo tâm. Chương trình vẫn đang tiếp tục. Bệnh nhi và gia đình có nhu cầu liên hệ trực tiếp với Smile Train qua số điện thoại 0983.55.22.00 để được tư vấn và thực hiện phẫu thuật miễn phí tại các BV trên toàn quốc.
Phẫu thuật cho trẻ SỨT MÔI