Những đồ uống dân gian vẫn có giá trị nguyên vẹn của nó, chỉ cần các bậc phụ huynh lựa chọn và mất công chế biến một chút là con em chúng ta có được một sức khỏe về cả tinh thần và vật chất để đủ sức trải qua mùa thi vất vả và căng thẳng. Bài viết này xin được cung cấp một số đồ uống dân gian điển hình để các bậc phụ huynh tham khảo và vận dụng. Trà linh chi: nấm linh chi 5g hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, làm đồ uống trong ngày, khi dùng có thể pha thêm một chút đường phèn. Kết quả nghiên cứu dược lý học hiện đại cho thấy, linh chi có tác dụng dược lý khá phong phú: – Có khả năng tiêu trừ các gốc tự do, trợ giúp men superoxide desmutase để khử độc tính của các gốc superoxide; ổn định và cải thiện chức năng sinh lý của màng tế bào, tăng cường năng lực tổng hợp DNA, RNA và protein. – Nâng năng lực miễn dịch của cơ thể, đặc biệt là hệ thống miễn [Xem thêm: bệnh hen suyễn] dịch tế bào, làm tăng sức đề kháng, chống lão hóa và kéo dài tuổi thọ. – Cải thiện sự cung ứng ôxy của huyết dịch, hạ thấp lượng ôxy tiêu hao của tổ chức trong trạng thái nghỉ ngơi; làm giảm độ nhớt của máu, tăng sức co bóp cơ tim, tăng lưu lượng tuần hoàn động mạch vành tim và động mạch não, có tác dụng điều [Xem thêm: Mất ngủ] chỉnh nhịp tim và làm hạ huyết áp. – Có tác dụng làm giãn phế quản, giảm ho, long đờm, bình suyễn; Có tác dụng an thần, trấn tĩnh, giảm đau; Làm giảm đường huyết và điều chỉnh rối loạn lipid máu; Có khả năng giải độc, bảo hộ tế bào gan, chống ung thư, chống ảnh hưởng độc hại của tia phóng xạ và các chất độc đối với cơ thể; Làm tăng khả năng chú ý và ghi nhớ. Ảnh minh họa: Internet Trà tang thầm (quả dâu chín): Chọn những quả dâu đã chín, lành lặn, loại bỏ các tạp chất, dùng nước sạch rửa thật kỹ (chú ý nhẹ tay để tránh dập nát), đem phơi hoặc sấy thật khô rồi đựng trong lọ kín (tốt nhất là lọ sành) để dùng dần. Mỗi ngày 2 lần, mỗi lần lấy 10 – 15g hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, trong thành phần quả dâu có chứa các loại đường, acid tannic, acid malic, các vitamin B1, B2, A, C và caroten, các a-xít béo như a-xít linoleic, a-xít oleic, a-xít palmitic, a-xít stearic… Dịch chiết quả dâu có tác dụng: Tăng cường công năng miễn dịch, kể cả miễn dịch tế bào và miễn dịch dịch thể; Thúc đẩy cơ năng tạo huyết, làm cho tế bào lympho nhanh chuyển hóa và thành thục; Làm giảm hoạt tính của men Na+, K+ – ATPase ở màng hồng cầu, từ đó ảnh hưởng đến quá trình sản nhiệt của cơ thể; Cải thiện khả năng ghi nhớ và sức chú ý. Trà kỷ tử: Kỷ tử 15-20g hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Kỷ tử vị ngọt, tính bình, vào được ba đường kinh Can, Thận và Phế, có công dụng tư bổ can thận, dưỡng huyết minh mục và nhuận phế. Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, kỷ tử là một trong những vị thuốc có tác dụng dược lý rất phong phú: – Cải thiện và điều tiết công năng miễn dịch của cơ thể. Nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống nội tiết Hạ khâu não – Tuyến yên – Tuyến thượng thận. – Bảo vệ tế bào gan, ức chế sự lắng đọng chất mỡ trong gan, thúc đẩy quá trình tái sinh của tế bào gan. Điều chỉnh rối loạn lipid máu, làm hạ cholesterol và làm chậm sự hình thành các mảng vữa xơ trong huyết quản. – Hạ đường huyết. Làm giãn mạch và hạ huyết áp. – Thúc đẩy quá trình tạo huyết của tủy xương. Chống ôxy hóa và làm chậm sự lão hóa. – Nâng cao sức chịu đựng của cơ thể trong điều kiện thiếu oxy, phòng chống tích cực trạng thái mệt mỏi. Chống phóng xạ và ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Nâng cao năng lực ghi nhớ và sức chú ý. Để phát huy tác dụng của trà kỷ tử, tùy theo thể chất và chứng trạng cụ thể, người ta thường gia thêm một số vị thuốc khác như cúc hoa (để làm sáng mắt và chữa đau đầu, chóng mặt), mạch môn và ngũ vị tử (để cải thiện trí nhớ và làm cho tinh thần tỉnh táo), thảo quyết minh, đan sâm và hà thủ ô (để bổ can thận và làm hạ mỡ máu), đương quy và đại táo (để dưỡng huyết, làm tăng hồng cầu trong máu ngoại vi), toan táo nhân và ngũ vị tử (để dưỡng tâm an thần), đông trùng hạ thảo (để bổ thận trợ dương)… Trà long nhãn: Long nhãn 20-30g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, uống thay
trà trong ngày. Long nhãn vị ngọt, tính ấm, có công dụng ích tâm tỳ, bổ khí huyết, kiện não ích trí. Y thư cổ Khai bảo bản thảo cho rằng long nhãn có khả năng ‘quy tỳ nhi ích trí’ (bổ tỳ mà có ích cho trí tuệ). Trà liên nhục (hạt sen): Hạt sen 30g đập dập, hãm với nước sôi trong bình kín hoặc sắc lấy nước uống thay trà. Liên nhục vị ngọt, tính bình, có công dụng bổ tỳ chỉ tả, ích thận cố tinh, dưỡng tâm an thần, kiện não ích trí. Y thư cổ Thần nông bản thảo kinh viết ‘Liên nhục, bổ trung, dưỡng thần, ích khí lực, trừ bách bệnh, cửu phục khinh thân nãi lão’ (hạt sen bổ tỳ vị, có lợi cho thần khí, trừ được trăm bệnh, dùng lâu làm nhẹ người và kéo dài tuổi thọ). Cũng có thể dùng dưới dạng chế biến thành các món ăn – bài thuốc như mứt sen, chè hạt sen, cháo hạt sen… ví như [Xem thêm: benh hen suyen o tre] dùng hạt sen 20g, long nhãn 20g, đường phèn 30g, ba thứ đem nấu chè ăn trong ngày. ThS. BS Hoàng Khánh Toàn Theo Suckhoedoisong.vn
Những đồ uống tốt cho sĩ tử