Ai được hút mỡ? * Trước hết, bạn nên hiểu rằng, hút mỡ – dù được xem là giải pháp tối ưu nhưng không là phương pháp dành cho tất cả mọi người. Đặc biệt, chống chỉ định với những trường hợp sau: – Người thừa cân, lượng mỡ toàn thân quá nhiều. – Người bị tiểu đường, tim mạch, máu khó đông… –
Người có cơ địa da bị nứt quá nhiều, hoặc cơ thành bụng quá dãn, nếu áp dụng phương pháp hút mỡ, vùng da đó sẽ biến dạng, trở nên nhão và chảy xệ. – Nếu béo phì là một chứng bệnh thì không thể hút mỡ bụng để lấy lại vóc dáng săn chắc. – Chỉ tiến hành thực hiện hút mỡ bụng sau sinh 12 tháng. Hút bao nhiêu là đủ? * Tùy vào mức độ co dãn của từng vùng da mà bác sĩ sẽ tính toán lượng mỡ cho phép hút ra bao nhiêu. Nếu hút lượng mỡ quá nhiều, vùng da đó sẽ lồi lõm, mất tự nhiên, nặng hơn có thể nguy hại đến tính mạng do lượng mỡ bị mất nhiều, kéo theo hệ lụy khác như hạ huyết áp, hạ đường huyết… * Hút mỡ bụng được thực hiện qua ba đường rạch, hai đường ở hai hông, một đường trên rốn. Tùy vào vị trí hút mỡ và số lượng mỡ hút ra mà bạn có thể xuất viện ngay hay ở lại theo dõi. Hút mỡ có an toàn? * Hút mỡ là phẫu thuật cần đến kỹ thuật gây mê hoặc gây tê, vì thế quy định của Bộ Y tế là chỉ được thực hiện trong phòng mổ của các bệnh viện đạt chuẩn y tế như: vô khuẩn, vô trùng, có hệ thống máy thở gây mê,
hệ thống cung cấp ô-xy và các phương tiện hỗ trợ hồi [Xem thêm: bệnh tắc nghẽn phổi] sức cấp cứu để kịp thời giải quyết khi xảy ra tai biến. * Trước khi tham gia liệu trình hút mỡ, buộc phải kiểm tra sức khỏe tổng quát, và phải thực hiện các xét nghiệm để biết điều kiện sức khỏe có cho phép bạn thực hiện hay không. * Biến chứng gần: cũng giống như mọi phẫu thuật có gây tê hoặc gây mê, tai biến là yếu tố không thể xem thường, dù bác sĩ đã có sự chuẩn bị chu đáo. Ngoài ra, còn có các tai biến trong quá trình phẫu thuật như làm tắc mạch, chảy máu, viêm nhiễm, hoại tử da. * Biến chứng xa: không nguy hại nhiều đến tính mạng nhưng ảnh hưởng đến tâm lý và thẩm mỹ vùng thực hiện. Cụ thể, thay đổi cảm giác vùng mổ, xuất hiện hiện tượng da sần vỏ cam. Nếu hút mỡ không đủ hoặc bác sĩ thiếu kinh nghiệm sẽ để lại những vùng lõm, bề mặt không đều, da không co lại đồng đều, nổi cục… Các phương pháp hút mỡ hiện nay Hút mỡ truyền thống: mỡ được hút ra bằng lực đẩy tới, lui của tay với cách thực hiện bơm dung dịch điện giải có chứa thuốc tê, thuốc co mạch vào mô mỡ, sau đó bác sĩ rạch một đường nhỏ rồi đưa ống hút có gắn với máy hút vào vùng mô mỡ dưới da. Hút mỡ siêu âm: [Xem thêm: benh tac nghen phoi man tinh] tương tự như hút mỡ truyền thống nhưng bác sĩ sẽ đo độ dày của lớp mỡ ở từng khu vực cơ thể, sau đó đưa đầu dò siêu âm vào từng vùng mỡ khác nhau. Hút mỡ gây cười Lipomatic: có ưu [Xem thêm: bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính] điểm là giúp đẩy nhanh tiến trình hút mỡ, vết thương mau lành và làm cho da co lại, tạo kết quả thẩm mỹ tự nhiên. Tuy nhiên, phải thực hiện trong bệnh viện với bác sĩ giàu kinh nghiệm, nếu không sẽ không hiệu quả. Hút mỡ laser: mỡ được hút ra ngoài qua ống nhỏ với sự trợ giúp của tia laser và sóng siêu âm. Theo đó, đầu dò siêu âm có tác dụng làm loãng mỡ. Tia laser giúp cầm máu nhằm hạn chế da
ít bầm sau hút mỡ, đồng thời kích thích tạo collagen và elastin giúp da săn chắc, phẳng hơn. Theo Suckhoedoisong.vn
Những điều cần biết về hút mỡ