Những cái chết oan uổng do bị chó dại cắn

concho1-3680-1400643336.jpg
Ngày 17/5, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương tiếp nhận một trẻ 12 tuổi chuyển từ Bệnh viện Nhi Thái Bình đến vì mắc dại. Chỉ sau một ngày nằm viện, gia đình đã phải đưa bệnh nhân về vì hết khả năng cứu chữa. Người nhà cho biết, bé bị chó cắn vào bắp chân 20 ngày trước khi nhập viện. Gia đình định đưa con đi tiêm phòng nhưng được người quen giới thiệu thầy lang khám. Thầy lang này khẳng định, bệnh nhân không phải bị chó dại cắn. Hơn 10 ngày sau cháu bé không ngủ được, vật vã, kích thích, sợ [Xem thêm: bệnh tắc nghẽn phổi] nước, sợ gió. Bằng mắt thường không thể phân biệt chó có mang virus dại hay không. Ảnh: Minh Phương. Trước đó, vì tin lời thầy lang phán không bị chó dại cắn, một nam bệnh nhân ở Sóc Sơn (Hà Nội) cũng tử vong. Thầy lang này đã dùng một loại lá chà xát vào vết thương rồi nói bệnh nhân không phải bị chó dại cắn. Bệnh nhân sau đó được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương vài ngày thì lên cơn co giật, tụt huyết áp, sùi bọt mép và [Xem thêm: viem phoi tac nghen man tinh] tử vong. Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó khoa Cấp cứu Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cho biết, bằng mắt thường không thể phân biệt được con chó cắn người có mang virus dại hay không, do đó cần theo dõi con vật. Nếu bị cắn mà không biết chắc con chó có bị dại không thì người bệnh nên đến cơ sở y tế để được tư vấn. “Số bệnh nhân dại nhập viện thường tăng vào hè vì thế người dân cần cảnh giác, đặc biệt đưa chó mèo nuôi trong nhà đi tiêm. Cần lưu ý không chỉ người bị chó dại cắn mà làm thịt chó dại cũng có nguy cơ mắc dại. Virus dại xâm nhập vào cơ thể qua vết thương”, bác sĩ Cấp nói. Khi đã bị súc vật dại hoặc nghi dại cắn, người bệnh phải rửa ngay vết thương bằng nước xà phòng hay nước muối hòa đặc, dội nước sạch nhiều lần, bôi chất sát khuẩn như cồn… Xử lý tại chỗ vết thương càng sớm thì tác dụng sát khuẩn, phòng virus dại tán phát càng hiệu quả. Sau đó, nạn nhân phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị dự phòng. Bệnh dại không phát ngay, nhưng có thể mắc bệnh chỉ với vết trầy xước nhỏ nên người dân không để ý, đến lúc phát bệnh thì đã quá muộn. Thời kỳ ủ bệnh trung bình từ 30 đến 90 ngày. Vết thương càng nặng thì thời gian ủ bệnh càng ngắn. Có trường hợp thời gian ủ bệnh kéo dài hơn một năm. Thời kỳ phát bệnh thường 2-4 ngày. Đầu những năm 2000, khi phòng chống bệnh dại còn là chương trình mục tiêu quốc gia thì Việt Nam tưởng như đã thanh toán được bệnh này. Chương trình kết thúc, các ca bệnh dại lại có chiều hướng tăng rõ rệt, nhất là từ năm 2007 đến nay. Số người tử vong do dại luôn ở mức 100 ca mỗi năm, đứng hàng đầu trong số bệnh truyền nhiễm gây dịch ở Việt Nam. Miền Bắc có số người chết cao nhất. Nếu không có bệnh dại trên động vật, trên đàn chó thì sẽ không có bệnh dại [Xem thêm: Chữa bệnh mất ngủ] trên người. Phương Trang