[Xem thêm: cach tri benh hen suyen] Sáng nay, Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP HCM) mổ tách rời cặp song sinh trai dính nhau ở tim, gan, đường mật. Hai bé quê Ninh Thuận, đã 14 [Xem thêm: cách trị bệnh hen suyễn] tháng tuổi. Ca mổ bắt đầu lúc 6h, dự kiến kéo dài 12 tiếng với êkíp khoảng 70 chuyên gia của nhiều chuyên khoa. Việc tách rời được đánh giá là khó bởi phần dính nhau của cơ thể hai bé khá phức tạp. Theo các bác sĩ, tỷ lệ song sinh dính nhau khoảng 1/50.000 trường hợp. Việc mổ tách rời hay không phụ thuộc vào tình trạng dính nhau. Việt Nam từng ghi nhận nhiều ca tách cặp song sinh thành công. Hai bé song sinh dính nhau quê Ninh Thuận trước khi được phẫu thuật tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, TP HCM. Ảnh: Bác sĩ Trương Quang Định. Cũng tại Bệnh viện Nhi đồng 2, cuối tháng 12/2012, các bác sĩ đã tách rời thành công cặp song sinh gái 4 tháng tuổi, quê Hà Tĩnh, dính nhau ở phần ngực, bụng. Chào đời cuối tháng 8, hai bé gái có đầu, tay chân riêng biệt. Mỗi bé có một cột sống, trong đó một bé
bị vẹo cột sống do tư thế dính nhau gây nên. Ngoài ra, hai bé còn dính nhau phức tạp ở gan và tim. Sau hơn 4 tháng chăm sóc, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng 2 đã phẫu thuật tách rời. Quá trình mổ diễn ra suôn sẻ và dễ dàng hơn dự đoán bởi hai bé chỉ dính nhau ở gan. Sau ca mổ, sức khỏe cả hai bệnh nhi đều ổn định. Các bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng 2 mổ tách cặp song sinh gái 4 tháng tuổi cuối năm 2012. Ảnh: Thiên Chương. Đầu năm 2010, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP HCM từng mổ tách thành công hai bé trai sơ sinh dính nhau một phần lớn ở gan và xương ức, một bé có tim chỉ hai ngăn. Cặp song sinh nặng 5,7 kg được chuyển đến từ Bến Tre ngay sau sinh. Ca mổ được thực hiện khi hai bé mới 16 ngày tuổi, một bé có biểu hiện suy tim, tím tái. Mặc dù khả năng thành công của ca mổ được tiên đoán dè dặt, nhưng sau 3 giờ phẫu thuật, các bé đã được tách an toàn. Đây là ca phẫu thuật tách rời song sinh thứ 3 được thực hiện thành công tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ năm 2009. Trước đó tại Hà Nội, Bệnh viện Nhi Trung ương từng tách rời thành công hai cặp song sinh dính nhau rất phức tạp là Cu – Cò và Cúc – An ngay khi các bé còn nhỏ. Hai bé Cu và Cò chào đời tại Nghệ An ngày 2/12/2008, dính nhau phần bụng, còn các bộ phận đầu, tay, chân, bộ phận sinh dục, tim, gan… tách riêng và khá nguyên vẹn. Ca mổ tách thực hiện vào ngày 17/12/2008. Các bác sĩ đồng thời thông đường tiêu hóa bị tắc cho bé Cò và vài ngày sau đó mổ chuyển lại gốc động mạch cho bé Cu. Hiện hai bé sống khỏe mạnh cùng gia đình ở Nghệ An. Cặp song sinh Cu – Cò được mổ tách tại Bệnh viện Nhi trung ương năm 2008. Ảnh: Minh Thùy. Ca mổ tách 2 bé gái Cúc-An vào năm 2003 tại Bệnh viện Nhi trung ương cũng được đánh giá là phức tạp bởi hai bé chung nhiều cơ quan nội tạng như gan, đường tiêu hóa, màng tim, cơ hoành, xương ức. An lại bị thêm
dị tật tim bẩm sinh, Cúc có u máu ở cánh tay và ngực. Tiên lượng của các bác sĩ trước ca mổ cho thấy khả năng sống của cả hai cháu là 50-60%, còn nếu để cứu sống một trong hai trẻ thì cơ hội là khoảng 70%. Nguy cơ tử vong ca này cao hơn nhiều so với cặp Nghĩa – Đàn (Nghệ An), hiện chỉ một cháu còn sống. Ca đại phẫu này kéo dài trong 8 tiếng, ngoài ê kíp bác sĩ của Bệnh viện Nhi trung ương còn có sự tham gia của giáo sư Thimolthy Pruett, Giám đốc Trung tâm ghép tạng thuộc ĐH Virginia (Mỹ). Khi được mổ tách hai bé đã hơn 10 tháng tuổi và nặng tổng cộng khoảng 15 kg. Sau mổ, hai bé sức khỏe đều tốt. Ca mổ tách đầu tiên được các bác sĩ Bệnh viện Nhi trung ương thực hiện là cách đây 16 năm. Cặp song sinh dính nhau ngày nào ở Bãi Cháy (Quảng Ninh) đã trở thành những thiếu nữ xinh xắn. Ca phẫu thuật khi đó không quá
phức tạp vì hai bé chỉ dính nhau phần da từ xương ức xuống rốn, mà không chung nhau bất cứ bộ phận nào. Ca tách diễn ra trong gần 6 giờ đồng hồ. Anh Nguyễn Đức thường xuyên tham gia những hoạt động vì cộng đồng. Ảnh: Thiên Chương. Một ca mổ tách thành công không thể không nhắc tới là cặp song sinh Việt – Đức. Nguyễn Việt và Nguyễn Đức sinh năm 1981 tại vùng đất bị ảnh hưởng chất độc da cam, huyện Sa Thầy, tỉnh Gia Lai – Kon Tum (cũ). Cặp song sinh dính ở phần bụng, có cùng bộ phận sinh dục, hậu môn và cân nặng chỉ 2,2 kg. Năm 1986, Việt bị hội chứng não cấp. Những lần lên cơn
co giật, Việt kéo lê người anh em 5 tuổi vốn dính liền cơ thể mình. Không lâu sau đó, Việt hôn mê, sống đời sống thực vật bên cạnh Nguyễn Đức vẫn còn tỉnh táo. Một hãng truyền hình Nhật đã đưa tin và Việt – Đức được đưa sang Nhật để chữa trị nhưng không thành [Xem thêm: cach tri benh mat ngu] công. Hai anh em về nước trong tình trạng Việt yếu dần và có thể đột tử. Trước nguy cơ Đức bị ảnh hưởng sức khỏe nếu chẳng may Việt mất, Bệnh viện Từ Dũ quyết định tách rời hai anh em. Năm 1988 đội ngũ 70 giáo sư, bác sĩ trong nước và các bác sĩ đến từ Nhật Bản đã cùng thực hiện ca phẫu thuật. Việt hy sinh nhiều bộ phận cho em, sống bằng hậu môn nhân tạo và thông tiểu bằng ống sau mổ. Vẫn hôn mê nhưng cuộc sống của Việt kéo dài đến năm 2007 nhờ sự chăm sóc tận tình của các y bác sĩ. Người em Nguyễn Đức lớn lên tại Làng Hòa Bình (Bệnh viện Từ Dũ). Cuối năm 2006, Nguyễn Đức cưới vợ và có hai con sinh đôi vào đầu năm 2009. Anh hiện làm nhân viên tại Làng Hòa Bình và có cuộc sống đầm ấm bên vợ con. Vương Linh
Những ca tách song sinh dính liền thành công tại Việt Nam