Những ca mổ nhầm hy hữu

Trong những vụ việc này, có bệnh nhân tha thứ cho tai nạn nghề nghiệp của bác sĩ, nhưng cũng có vụ dẫn đến kiện tụng dai dẳng. Chiều 14/11, TAND
benh-nhan-cam-tu-8896-1384493650.jpg
quận Ninh Kiều (TP Cần Thơ) tiếp tục hòa giải bất thành vụ bệnh nhân Hứa Cẩm Tú (38 tuổi, ngụ huyện Thới Lai) kiện Bệnh viện đa khoa TP Cần Thơ sau sự cố “mổ thận trái cắt luôn thận phải”. Chị Cẩm Tú sau khi bị cắt thận. Ảnh: Thiên Phước Cách đây gần 2 năm, đầu tháng 12/2011, chị Tú (37 tuổi, ngụ tại Cần Thơ) bị sạn thận trái, ứ nước độ 3, vào Bệnh viện đa khoa TP Cần Thơ được các bác sĩ chỉ định mổ nội soi cắt bỏ. Phẫu thuật xong, bệnh nhân sưng phù, siêu âm lại cho thấy cả hai quả thận đã “biến mất” dù thận phải vẫn hoạt động tốt. Giải thích về nguyên nhân cắt phẫu thuật thẩm mỹ quả thận không bị bệnh của bệnh nhân, bác sĩ trực tiếp mổ cho biết chị Tú bị thận móng ngựa, tức dây thần kinh chằng chịt với nhau nên khi phẫu thuật máu chảy quá nhiều mà lại khó cầm. Để cứu bệnh nhân, kíp mổ buộc phải cắt luôn quả thận còn lại. Tháng 7/2012, chị Tú đã được ghép thận thành công tại Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Trung ương Huế. Đến tháng 5/2013, chị được thông báo sức khỏe hồi phục, chức năng thận bài tiết tốt. Tuy nhiên, chỉ sau đó một tháng, gia đình bệnh nhân này làm đơn kiện Bệnh viện đa khoa TP Cần Thơ đòi bồi thường hơn 300 triệu đồng, sau đó tăng lên hơn 440 triệu đồng và trợ cấp suốt đời do làm mất sức lao động của chị. Cho rằng chị Tú gặp tai biến và bác sĩ thực hiện đúng chuyên môn, Bệnh viện Cần Thơ kiên quyết không bồi thường cho chị Tú Cũng tại Cần Thơ, hồi tháng 8 vừa qua, bệnh nhân Lê Văn Giang (29 tuổi, ngụ tại Cái Răng, Cần Thơ) vào Bệnh viện Lao và Bệnh phổi trong tình trạng nặng ngực, khó thở. Kết quả chụp X-quang cho thấy, bệnh nhân bị tràn khí màng phổi bên trái và phải mổ để đặt ống dẫn lưu. Tuy nhiên, bác sĩ đọc phim X-quang không chính xác nên phẫu thuật đặt ống dẫn lưu bên phải cho bệnh nhân, dẫn đến kích thích, co giật, tím tái, nguy hiểm đến tính mạng. Ngay sau đó, bệnh nhân được hồi sức cấp cứu và chụp X-quang tại chỗ. Hình ảnh chụp lại vẫn cho thấy bệnh nhân bị tràn khí màng phổi bên trái chứ không phải bên phải. Sau bệnh án đó, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu của bệnh viện đã mổ đặt lại ống bên trái cho bệnh nhân. Sau phẫu thuật sức khỏe bệnh nhân ổn định, phổi giãn nở lại tốt, ống dẫn lưu được rút nhưng bệnh nhân được cảnh báo vẫn có khả năng tái phát. Cùng là nạn nhân của việc bác sĩ nhầm lẫn trái – phải là bà Hồ Thị Phấn (60 tuổi, ngụ tại Cai Lậy, Tiền Giang), vào Bệnh viện Cai Lậy hồi tháng 3/2013. Bà nhập viện trong tình trạng đau nhức khớp gối trái. Trước đó, bệnh nhân nghi ngờ mình bị đau khớp, đã chạy chữa nhiều nơi nhưng không hết đau. Tại bệnh viện, bà được siêu âm là có dị vật ở khớp gối chân trái nhưng các bác sĩ lại mổ… chân phải của bà. Ngay sau khi biết mổ nhầm, các bác sĩ đã mổ “bù” chân trái của bà Phấn để lấy dị vật ra. Dị vật là một mảnh đạn nhỏ bằng hạt dưa. Sau một thời gian tranh cãi, bà Phấn tuyên bố tha thứ cho sai sót của bệnh viện. Đáng thương nhất là trường hợp của một bé trai 21 tháng tuổi, khi mổ thoát vị bẹn (vốn là một thủ thuật ngoại khoa không quá khó, bệnh nhân sau phẫu thuật thường chỉ phải nằm lại theo dõi tại bệnh viện một đêm) bị các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Cam Ranh (Khánh Hòa) cắt nhầm hơn nửa bàng quang hồi tháng 10 năm ngoái. Ca phẫu thuật khiến bé bị tổn thương nặng bàng quang, làm nước tiểu ứ trong khoang bụng, gây tai biến nghiêm trọng. Sau đó, bé đã phải chịu liên tiếp 2 ca mổ cấp cứu thông tiểu tạm thời tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa và mổ tạo thông tiểu qua thành bụng tại Bệnh viên Nhi Đồng 2 (TP HCM). Tháng 6 vừa qua, bé được đưa ra Bệnh viện Nhi Trung ương ở Hà Nội để phẫu thuật tái tạo. Tuy nhiên, 2 tuổi rưỡi mà bé chỉ nặng 10 kg nên vẫn đang chờ sức khỏe cho phép để chính thức được mổ. Hoàng Anh tổng hợp

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *