Những bất trắc mùa hè

[Xem thêm: cach chua benh mat ngu] Hằng năm, khi hè về, tùy từng gia cảnh mà các em có được những ngày vui chơi, thư giãn khác nhau. Có em được đi du lịch nơi này nơi khác; có em ở thành thị về quê thăm ông bà; có em ở vùng quê lên các khu vui chơi giải trí ở thành phố; có em do cha mẹ bận rộn làm ăn đã tự tìm đến các trò chơi điện tử ngày càng đa dạng. Sống ở các thành phố, nhiều em hầu như không có khái niệm “nghỉ hè” bởi ngay từ lúc hồi trống kết thúc năm học chưa vang lên thì cha mẹ các em đã chọn cho con một, thậm chí hai ba, chỗ ngồi ở những lớp “trái mùa” không kém căng thẳng, từ ngoại ngữ, âm nhạc đến võ thuật hay các môn khoa học tự nhiên. Đáng lo nhất là ở [Xem thêm: cach chua mat ngu] nông thôn. Mỗi độ hè về thử hỏi có mấy em thờ ơ với sông suối, ao hồ? Không ít trường hợp vì nhà nghèo, các em đã tranh thủ đi mò cua, bắt ốc phụ giúp cha mẹ hoặc do thiếu sự giám sát của người lớn để các em tự ý ra sông tắm mà cái chết của 5 em nói trên là một trong những câu chuyện bi thương, làm ảm đạm thêm danh sách trẻ em chết đuối hằng năm hơn 3.000 ở nước ta! Giáo dục được coi là nền tảng phát triển toàn diện của con người. Nhưng để học tốt, những bài học dành cho các em phải đủ gây hứng thú và khơi gợi sáng tạo. Để cân bằng trong việc giáo dục trẻ em, học tập phải kết hợp với vui chơi, giải trí; phải đưa trẻ ra khỏi “tháp ngà” để cảm nhận những điều thi vị từ thế giới tự nhiên và xã hội xung quanh. Các nghiên cứu về khoa học giáo dục cho thấy vừa học vừa chơi có tác dụng phát triển tâm sinh lý của trẻ em và nếu bất chấp điều đó, mọi tham vọng của người lớn muốn biến trẻ thành “thần [Xem thêm: cách chữa bênh mất ngủ] đồng” cũng khó đạt được; ngược lại, như cảnh báo liên tục của các thầy thuốc, có thể đẩy các em đến các bệnh viện tâm thần! Thật ra, làm gì để mang đến cho các em những tháng hè thật bổ ích vẫn là câu hỏi khó đối với nhiều giáo viên và phụ huynh. Khó nhất vẫn là ở nông thôn với các điều kiện vui chơi hạn chế.  Nhưng không thể vì khó mà cha mẹ và những người có trách nhiệm lại thờ ơ với thói quen tự do vẫy vùng nơi hồ ao, sông suối của các em để rồi phải đau lòng bởi những thông tin sét đánh từ sông nước!  

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *