Nguy hại mẹ bầu có thể mang đến cho thai nhi

1. Nhiễm vi-rút, sốt khi mang thai Mẹ bị sốt cao hoặc mắc bệnh rubella trong 3 tháng đầu mang thai là vô cùng nghiêm trọng bởi có thể sẽ ảnh hưởng xấu đến thai nhi, khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh. Cách phòng ngừa tốt nhất là chị em cần tiêm phòng cúm, rubella từ trước khi mang bầu. Tuy nhiên việc tiêm phòng phải được thực hiện trước khi có thai từ 3-6 tháng thì mới đạt hiệu quả và an toàn cho mẹ bầu cũng như thai nhi. Ảnh minh họa 2. Dùng các loại thuốc kháng sinh khi mới mang thai Những loại thuốc kháng sinh hoặc thuốc tránh thai khẩn cấp có thể gây ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của thai nhi, đặc biệt có thể khiến thai nhi bị dị tật. Chính vì thế, trong thời gian chuẩn bị mang thai, mẹ không được tùy ý sử dụng bất cứ loại thuốc nào khi chưa được sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa. 3. Mang thai ngay sau đẻ mổ Đẻ mổ là một ca phẫu thuật lớn đối với mỗi người phụ nữ, chính vì vậy, sau sinh mổ, cơ thể mẹ thường mất sức, mất máu và không đủ sức khỏe cho lần mang thai tiếp theo. Không chỉ có thế, ở lần mang thai tiếp theo những nguy hiểm có thể xảy ra tại chính vết mổ đẻ hoặc vỡ tử cung tại điểm mổ đẻ trong những tháng cuối thai kỳ. Lời khuyên của chuyên gia là nên để ít nhất [Xem thêm: Benh hen suyen] 2 đến 3 năm sau ca sinh mổ mới nên mang thai lần tiếp theo. 4. Có thai khi vừa tháo vòng tránh thai Đặt vòng tránh thai là phương pháp ngừa thai được rất nhiều mẹ lựa chọn nhưng chị em thường hiểu sai rằng khi muốn có thai lại chỉ cần tháo vòng là có được ngay. Tuy nhiên, vòng tránh thai ở trong cơ thể [Xem thêm: Hô hấp trẻ em] mẹ một thời gian dài cũng có thể ảnh hưởng đến bộ phận tử cung của mẹ. Chính vì vậy, nếu có thai ngay sau khi tháo vòng thì có thể gây bất thường cho phôi thai. Tốt hơn cả, sau khi tháo vòng tầm 3-6 tháng mới nên thụ thai. 5. Hút thuốc lá khi mang thai Phụ nữ đang mang thai hút thuốc lá sẽ làm thiếu oxy, giảm lượng máu đến tử cung, giảm vận chuyển các axit amin qua nhau thai và giảm kẽm (chất khoáng quan trọng trong quá trình phát triển thai nhi). Khi đó, thai nhi thiếu chất và dưỡng khí sẽ khó đạt được cân nặng cần thiết, khả năng thở khó khăn và không đảm bảo được sự phát triển toàn diện ngay từ trong bụng mẹ. Theo một vài nghiên cứu chỉ ra, trẻ sinh ra từ người mẹ hút thuốc trọng lượng thấp hơn khoảng 200g so với trẻ sinh từ mẹ không hút thuốc. Thai phụ hút thuốc

thụ động cũng có nguy cơ phát triển bệnh ung thư phổi, bệnh tim, khí thủng, dị ứng, chàm bội nhiễm và một số vấn đề khác ở cả mẹ và con. Đã có những khuyến cáo, phụ nữ hút thuốc hay bị bong nhau non và nhau tiền đạo, gây chảy máu ở mẹ và ảnh hưởng xấu đến con. Ảnh minh họa 6. Môi trường ô nhiễm Mẹ bầu làm việc thường xuyên bên máy tính với bức xạ điện từ cao, kéo dài hay làm việc trong môi trường có bức xạ vũ trụ hoặc trong môi trường ô nhiễm đều là tác nhân ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của thai nhi. Mặc dù những tác động này có thể không gây dị dạng cho bé nhưng có thể gây ra những rối loạn chức năng tạo máu của thai nhi. 7. Có thai khi vừa dừng thuốc tránh thai Hợp chất steroid tổng hợp có trong thuốc tránh thai thường mạnh hơn rất nhiều lần [Xem thêm: meo chua mat ngu] so với nội tiết tố tự nhiên trong cơ thể con người. Chính vì vậy, thời gian lưu trú của nó trong cơ thể mẹ cũng có thể

dài hơn dù mẹ đã dừng uống thuốc. Và nếu thụ thai ngay sau khi sử dụng thuốc có thể sẽ gây ra những dị tật cho em bé. Vì vậy, lời khuyên của các chuyên gia là mẹ nên ngừng sử dụng thuốc tránh thai trước khi mang thai từ 3-6 tháng. 8. Có thai ngay sau sinh non hoặc sảy thai Phụ nữ sinh non hoặc sảy thai thường có vấn đề về chức năng nội tiết và nội mạc tử cung chưa thể phục hồi. Có thai ngay sau sinh non hoặc sảy thai dễ gây viêm cấp tính cho mẹ hoặc bong nhau thai. Tốt nhất, nên để sau 3-6 tháng mới được có con tiếp. Theo Suckhoedoisong.vn