Rung nhĩ đã và đang là vấn đề sức khỏe lớn tại nhiều quốc gia lớn trên thế giới. Tại Mỹ, số người mắc rung nhĩ là hơn 2,5 triệu người, ở châu Âu là khoảng 4,5 triệu người. Rung nhĩ chiếm 1/3 số trường hợp nhập viện vì rối [Xem thêm: Rối loạn giấc ngủ] loạn nhịp tim. Dự đoán trong [Xem thêm: Thuốc chữa bệnh mất ngủ] vòng 30-40 năm tới đây, số người mắc rung nhĩ ở Mỹ sẽ tăng lên gấp đôi hiện tại. Tăng huyết áp có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh rung nhĩ. Ảnh minh họa: Lê Phương. Tim co bóp đều đặn suốt đời nhờ vào một hệ thống dẫn truyền hoạt động một cách nhịp nhàng và được chỉ huy bởi một vùng đặc biệt được gọi là nút xoang. Khi tim không còn đập đều đặn như bình thường nữa, người ta gọi là rối loạn nhịp. Rung nhĩ là loại rối loạn nhịp tim thường gặp nhất. Khi rung nhĩ xảy ra, hai tâm nhĩ đập hoàn toàn hỗn loạn, rất nhanh (thường trên 200 lần một phút), không còn phối hợp với hai tâm thất bên dưới. Bệnh lý này có thể gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, gây ra hồi hộp đánh trống ngực, khó thở và mệt mỏi. Một số bệnh nhân không có triệu chứng và được phát hiện tình cờ khi đi khám sức khỏe, đa số sẽ có các triệu chứng như: – Hồi hộp, tim đập nhanh và rối loạn. – Mệt mỏi, yếu sức. – Giảm huyết áp. – Chóng mặt. – Khó thở. – Đau ngực. Một số biến chứng của rung nhĩ Rung nhĩ có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Tâm nhĩ trái không co bóp đồng đều có thể dẫn đến hình thành cục huyết khối bên trong, gây tắc nghẽn các mạch máu, trong đó có hai hệ thống mạch máu quan trọng nhất là hệ thống mạch máu não và hệ thống mạch vành của tim. Rung nhĩ làm tăng nguy cơ tai biến mạch máu não tăng gấp 5 lần, nguy cơ này tăng dần theo tuổi của bệnh nhân và khi bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ tim mạch khác như đái tháo đường, tăng huyết áp, tiền [Xem thêm: thuốc chữa hen phế quản] căn đã có đột quỵ do tai biến mạch máu não… Cục máu đông khi đi đến các mạch máu khác gây tắc nghẽn sẽ gây hiện tượng thiếu máu và hoại tử của các cơ quan tương ứng: tắc nghẽn mạch vành gây nhồi máu cơ tim cấp, tắc nghẽn mạch máu nuôi ruột gây hoại tử ruột, tắc nghẽn mạch máu thận gây nhồi máu thận, tắc nghẽn các mạch máu chi sẽ gây thiếu máu và hoại tử đoạn chi tương ứng, đôi khi phải đoạn chi nếu bệnh nhân đến trễ… Bên cạnh đó, rung nhĩ còn làm cho suy tim nặng hơn, làm cho tim không thể bơm đủ máu đi nuôi các cơ quan trong cơ thể. Các yếu tố nguy cơ và nguyên nhân gây ra rung nhĩ – Tuổi: Càng lớn tuổi, nguy cơ xuất hiện rung nhĩ càng cao. – Bệnh lý tim, đặc biệt là bệnh lý van tim. Đây vẫn là một trong những nguyên nhân lớn nhất gây rung nhĩ ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. – Tăng huyết áp, đặc biệt ở bệnh nhân kiểm soát huyết áp kém. – Sau nhồi máu cơ tim. – Cường giáp. – Uống rượu. – Tiền căn gia đình có người bị rung nhĩ. Rung nhĩ mạn tính có thể được chẩn đoán bằng cách đo điện tâm đồ, xét nghiệm này không xâm lấn. Siêu âm tim bên cạnh việc phát hiện rung nhĩ còn giúp chẩn đoán các bệnh lý cấu trúc của tim, nhất là bệnh van tim, một trong những nguyên nhân gây rung nhĩ thường gặp nhất ở Việt Nam. Điều trị rung nhĩ có rất nhiều phương pháp, trong đó bao gồm điều trị nội khoa (uống thuốc), điều trị đốt điện rung nhĩ bằng phương pháp can thiệp nội mạch và điều trị rung nhĩ bằng phẫu thuật. Bên cạnh đó, bệnh nhân rung nhĩ còn cần sử dụng thuốc kháng đông để tránh hiện tượng
hình thành cục máu đông, tránh được các biến chứng nguy hiểm khi cục máu đông bung ra và trôi theo dòng máu đến các cơ quan quan trọng trong cơ thể. TS.BS Nguyễn Hoàng Định – ThS.BS Võ Tuấn AnhTrung tâm Tim mạch Bệnh viện ĐH Y dược TP HCM
Nguy cơ đột quỵ vì bệnh rung nhĩ