Hãy ăn theo thực đơn của người tiền sử ‘Sinh lý hệ tiêu hóa của chúng ta thích nghi tốt hơn với thực đơn thời tiền sử mà ít thích nghi với các sản phẩm có bán trong siêu thị hiện đại’, giáo sư dinh dưỡng học người Ba Lan Marek Konarzewki đã viết trong cuốn ‘Thủa ban đầu là nạn đói’ như vậy. Theo đó, người tiền sử chủ yếu sống bằng thịt động vật, cá, trái cây tươi và rau xanh. Trong thực đơn của họ chủ yếu là chất đạm và chất xơ, còn chất bột và chất béo chiếm tỷ trọng không đáng kể. Đây là một thực đơn tốt nhất cho sức khỏe. Tuy nhiên, hiện nay theo một kết quả khảo cứu mới đây tại các trường tiểu học Ba Lan cho thấy, bánh gatô là bữa sáng của trên 80% học sinh tiểu học, 100% học sinh uống nước giải khát có gas trong giờ ra chơi, 86% có bữa trưa với lượng chất béo chiếm trên 60%. Hậu quả của thực đơn không giống tổ tiên này làm cho tỷ lệ học sinh béo phì và thừa cân ngày càng tăng, chiếm tới 18,7%; kết quả khảo cứu còn cho thấy có 43% số học sinh nam và 37% số học sinh nữ có hàm lượng cholesterol cao trong máu cần điều trị. Phác thảo về khung cảnh người tiền sử săn voi ma mút Hãy vận động như những thợ săn người tiền sử Những nghiên cứu về người tiền sử đã giải mã cho câu hỏi tại sao trong bộ xương của họ có chứa nhiều chất collagen hơn bộ xương của chúng
ta ngày nay, bởi vì cuộc sống của người tiền sử thường xuyên phải chạy bộ để săn bắt thú rừng và tìm kiếm đồ ăn. Những cuộc chạy bộ này đã tạo cho họ kỹ năng hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng, đồng thời việc duy trì hoạt động phối hợp giữa các bộ phận của cơ thể đã làm tăng khả năng dẻo dai cho hệ cơ xương. Ngày nay những căn phòng làm việc tiện nghi có máy lạnh chính là những môi trường có nguy cơ gây bệnh như vôi hóa cột sống, tăng huyết áp hay xơ vữa động mạch. Tập nhìn xa để có đôi mắt sáng Chức năng nguyên thủy và bẩm sinh của đôi mắt là để nhìn xa. Tổ tiên chúng ta có khả năng nhìn được những vật có kích thước 1m đặt xa tới 1km. Đôi mắt nhìn xa đã trở thành công cụ hữu hiệu để người tiền sử phát hiện những loại thú rừng hay kẻ thù từ đó tồn tại và duy trì cuộc sống. Còn chúng ta, hằng ngày bắt đôi mắt làm việc với những màn hình cách khoảng vài chục centimet. Những đôi mắt có thể nhìn xa vì thế đã biến mất. Theo số liệu mới đây của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có trên 40% người châu Âu và 60% người châu Á bị bệnh cận thị. Các [Xem thêm: benh phoi] nhà nhãn khoa cảnh báo rằng, số học sinh bị cận thị đang tăng tỷ lệ theo số lượng máy vi tính và tivi bán ra trên thị trường. Hãy vô tư như những… chú nai Các kết quả thử nghiệm của các nhà tâm lý học Brasil về những phản ứng khi ‘sếp’ nổi giận được giới thiệu chi tiết trong tạp chí Psychophysiology cho thấy, nó giống như những phản ứng của những chú nai khi nhìn thấy kẻ thù – đứng bất động, nhịp tim và quá trình trao đổi chất chậm lại. Sau những phản ứng này, trong cơ thể mới khởi động vũ khí mạnh mẽ nhất của mình – đó là chiến đấu hay chạy trốn. Những [Xem thêm: bệnh phổi] biểu hiện đầu tiên của cơ chế này là hàm lượng adrenaline tăng cao, gan nhanh chóng đưa thêm lượng đường vào máu, nhịp tim tăng gấp đôi, lượng ôxy tới các bộ phận của cơ thể cũng tăng gấp nhiều lần. Việc thường xuyên phải trải qua những giây phút thót tim hay stress trong cuộc sống đã giúp cho con người có khả năng giải phóng stress và kiềm chế chúng một cách tuyệt vời. Ảnh minh họa Đây cũng là cách mà người tiền sử đã rút ra được từ việc quan sát con người rồi rèn luyện để nó trở thành thói quen tích cực trong cuộc sống. Để có được những kỹ năng xa xưa này, các chuyên gia tâm lý Mỹ khuyên nên dành 10-20 phút mỗi ngày để ngồi thiền: cho con người tĩnh tâm, dỡ bỏ bớt những bức bối, vô tư trước những lo toan của đời thường. Học cách sống vô tư của người tiền sử là học cách sống khỏe mạnh! Hãy ngủ theo đồng hồ sinh học Cuộc sống của tổ tiên đã tạo ra chiếc đồng hồ sinh học: ban ngày cơ thể tiết ra hoóc-môn cortizol để tỉnh
táo trong công việc săn bắt muông thú; vào ban đêm, hoóc-môn malatonin để có giấc ngủ ngon trong bóng tối. Các nghiên cứu cho thấy, không nên ‘chiến đấu’ với đồng hồ sinh học, hậu quả của việc ‘chiến thắng’ nó sẽ không có gì tốt đẹp đối với sức khỏe con người. Theo GS. Paul Shaw thuộc Trung tâm Nghiên cứu giấc ngủ ở California, thì con người cần ngủ trung bình khoảng 8 tiếng là đủ. Nhưng quan trọng nhất là trong giấc ngủ phải có giai đoạn ngủ sâu, lúc đó trí lực con người mới được tái khôi phục. Chỉ có những giấc ngủ như thế mới bảo đảm cho chúng ta một sức khỏe về thể lực và trí tuệ để có cuộc sống khỏe mạnh. [Xem thêm: chữa chứng mất ngủ] Theo Suckhoedoisong.vn
Muốn khỏe mạnh