Ăn bí mà không hề… bí Theo bác sĩ Đào Thị Yến Thủy, Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, các món ăn cho ‘sĩ tử’ mùa thi như óc chưng, chè đậu đỏ, cá chép… đều tốt. Đừng quá kiêng cữ trứng (sợ bị điểm 0), thịt (sợ ngu như bò, heo), bí (sợ bí khi làm bài)… vì có thể dẫn đến thiếu các dưỡng chất quan trọng. Quan niệm ăn gì bổ nấy (ăn óc bổ não, ăn máu bổ máu, ăn gan bổ gan…) thoạt nghe có vẻ có lý, nhưng thiếu cơ sở. Tất cả các thức ăn động vật, thực vật khi ta ăn vào sẽ được tiêu hóa hoàn toàn thành những đơn vị nhỏ nhất (axit amin, axit béo, glucose) rồi mới được cơ thể hấp thu. Ảnh minh họa Óc heo đặc biệt giàu chất béo, chất đạm nên cung cấp năng lượng cao. Ngoài ra, óc heo còn chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cấu tạo não và phát triển hệ thống thần kinh ở trẻ em. Dù vậy, bác
sĩ Thủy lưu ý, óc heo nhiều cholesterol, không có lợi cho những học sinh thừa cân béo phì hay có tăng mỡ trong máu. Nhóm thức ăn làm ‘tăng trí nhớ’: lòng đỏ trứng, súp lơ, đậu nành, bắp cải, đậu phộng (chứa nhiều cholin);
táo, lê, bông cải xanh (nhiều boron); tôm, cà chua (selen, lycopen); bí đỏ (axit glutamic)… được các nhà khoa học khuyên sử dụng. ‘Ăn bí đỏ không hề bí như một số người nghĩ. Ngược lại, bí đỏ được gọi là món ăn bổ não vì có axit glutamic rất tốt cho trí nhớ’, bác sĩ Thủy nói. Bí đỏ cung cấp chất bột đường sinh năng [Xem thêm: cach tri chung mat ngu] lượng cho não và đặc biệt giàu tiền sinh tố A (beta caroten) là một vi chất rất tốt cho cơ thể về tăng trưởng. Không chỉ thế, bí đỏ còn góp phần làm tăng sức đề kháng, tăng thị lực, bảo vệ da… Các loại vitamin nhóm B (có nhiều trong ngũ cốc, rau củ), vitamin C (trong rau, trái cây), chất sắt (thịt, gan, trứng, huyết…), kẽm (hàu, thịt bò, thịt cóc, cá, trứng), magiê (thịt, trứng), i ốt (muối i ốt), các axit béo thiết yếu (dầu thực vật, mỡ cá)… đều có tác động trực tiếp đến hiệu suất học hành thi cử. Phụ huynh cũng chớ bỏ qua các chất bổ não DHA, ARA… có nhiều trong cá ba sa, cá thu, cá ngừ, cá hồi… Chia bữa phù hợp Bên cạnh một số thực phẩm tốt cho trí não nói trên, cách thức ăn uống cũng ảnh hưởng đến hiệu suất thi cử. Bác sĩ Thủy khuyến cáo: Để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho lứa tuổi học sinh, ngoài ba bữa ăn chính trong ngày, các em cần thêm hai – ba bữa ăn phụ xen giữa các bữa chính. Bữa ăn chính cần có đủ bốn nhóm thực phẩm: bột đường (cơm, bún, bánh mì…), chất đạm (thịt, cá, trứng, tôm, đậu đỗ các loại), chất béo (dầu, mỡ, bơ), rau củ và trái cây. Bữa ăn phụ cần thiết là sữa tươi, sữa chua, bánh bông lan, củ khoai lang, trái bắp, trái cây… Các loại thức ăn cần đa dạng, đổi món thường xuyên để cơ thể nhận đủ các chất dinh dưỡng. Ảnh minh họa Nếu cuối buổi học phụ huynh thấy con mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt… có thể, trẻ bị hạ đường huyết hoặc thiếu máu do thiếu sắt. Khi ấy trẻ cần ăn thành nhiều [Xem thêm: cach tri hen suyen] bữa. Mỗi bữa cách nhau 2 – 3 giờ và tăng cường các thực phẩm giàu chất sắt (thịt, cá, gan, huyết…), ăn kèm với rau trái giàu vitamin C để tăng hấp thu sắt. Bộ não chúng ta cần năng lượng từ các phân tử đường glucose để hoạt động. Khi cơ [Xem thêm: cách trị chứng mất ngủ] thể bị đói, lượng đường trong máu thấp, kém cung cấp cho não dẫn đến mệt mỏi, hoa mắt, nhìn kém, chậm chạp, trí nhớ và sức tập trung bị suy giảm. Gần tới ngày thi do căng thẳng, thức khuya kéo dài, ăn uống không đầy đủ… học sinh bị giảm sức đề kháng nên dễ mắc cảm cúm, đau bụng tiêu chảy do quá lo lắng, đầu óc mụ mị do học dồn thiếu nghỉ ngơi… Nếu không chuẩn bị đủ sức khỏe thì hiệu suất thi cử sẽ kém. Theo Suckhoedoisong.vn
Mùa thi, sĩ tử nên ăn gì?