MÃNG CẦU XIÊM không chữa được ung thư như đồn đoán

ThS Lương Quốc Chính từ BV Bạch Mai cho rằng không có đủ bằng chứng ủng hộ cho tuyên bố mãng cầu xiêm có hiệu quả trong việc chống lại ung thư. Nó không được phê chuẩn bởi Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) Hoa Kỳ cũng như [Xem thêm: benh phoi tac nghen man tinh] các [Xem thêm: benh phoi tac nghen man tinh] tổ chức y tế lớn có uy tín trên thế giới cho việc điều trị ung thư hoặc điều trị bất cứ tình trạng bệnh nào.   Không có đủ bằng chứng chứng tỏ mãng cầu xiêm có hiệu quả trong điều trị ung thư.   TS Thanh Minh – Chuyên ngành Di truyền – Ung thư, Trường Đại học Y khoa Albert Einstein New York, Mỹ – nhấn mạnh, tính đến thời điểm này, hoá trị (chemotherapy), xạ trị (radiation), và phẫu thuật (surgery) vẫn là những biện pháp duy nhất chữa ung thư hiệu quả. Theo TS Minh, tất cả những thông tin trong các bài viết trên mạng nói về trái cây điều trị được ung thư là những thông tin không chính xác. Bời lẽ, trong nhiều loại trái cây, trong đó có mãng cầu xiêm, đúng là có chất tiêu diệt được tế bào ung thư, nhưng điều đó chỉ xảy ra trong phòng thí nghiệm và chưa bao giờ được đưa ra ngoài phòng thí nghiệm để thử nghiệm trên người. Và ngay cả việc trị được tế bào ung thư cũng chỉ xảy ra khi sử dụng chiết xuất từ thành phần nào đó từ trái cây với một lượng rất đậm đặc. Tác hại không ngờ từ mãng cầu xiêm ThS Lương Quốc Chính cho hay mặc dù một vài nghiên cứu cho rằng các chất chiết xuất từ mãng cầu xiêm có thể có đặc tính chống ung thư, nhưng thành phần có hoạt tính sinh học chính của chất chiết xuất (Annonaceous acetogenins) cũng có thể gây ra các vấn đề về hệ thống thần kinh hoặc tâm thần. Việc sử dụng trái cây mãng cầu xiêm có liên quan tới các vấn đề về hệ thống thần kinh, bao gồm cả một dạng không điển hình của bệnh Parkinson. Một số nghiên cứu khác cho rằng các hóa chất trong mãng cầu xiêm có thể độc hại và nó nên được sử dụng (tiêu thụ) một cách thận trọng. Do đó, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú được khuyến cáo không sử dụng mãng cầu xiêm. Với bệnh Parkinson cũng vậy, mãng cầu xiêm có thể làm cho các triệu chứng của bệnh Parkinson tồi tệ hơn. Thực tế cho thấy, tác dụng chống ung thư cũng như tác dụng điều trị các bệnh khác của mãng cầu xiêm chỉ mới được nghiên cứu trong một vài thử nghiệm tiền lâm sàng, bên cạnh đó, không ít các tác dụng phụ và độc tính của mãng cầu xiêm có khả năng gây hại cũng đã được phát hiện. Vì vậy, tác dụng chống ung thư và các tình trạng bệnh khác của mãng cầu xiêm không có đủ bằng chứng khoa học thuyết phục và không được ủng hộ bởi các tổ chức y tế lớn có uy tín trên thế giới. Trong khi đó, nhiều trang mạng vẫn quảng cáo viên mãng cầu xiêm như là một “thần dược” điều trị ung thư và nếu mọi người vội vàng nghe theo, bỏ dở các liệu trình hoá trị, xạ trị… thì nguy hiểm vô cùng.   Theo ThS Lương Quốc Chính: Mãng cầu xiêm (Graviola) là một cây xanh nhỏ được phát hiện ở những khu rừng mưa tại châu Phi, Nam Mỹ và Đông Nam Á. Tên khoa học của nó là Annona muricata. Thành phần hoạt tính, được cho là một loại hợp chất thực vật (hóa chất thực vật), có tên gọi là annonaceous acetogenins. Mặc dù có nhiều lo ngại về sự an toàn, nhưng các chất được chiết xuất từ vỏ thân cây, lá, rễ, và quả của mãng cầu xiêm vẫn được dùng làm thuốc (thuốc cổ truyền) để điều trị các bệnh như: nhiễm trùng do vi khuẩn và ký sinh trùng (bao gồm cả bệnh leishmania, một bệnh [Xem thêm: Rối loạn giấc ngủ] thường thấy ở vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới, gây ra bởi ký sinh trùng (thuộc giống Leishmania) truyền sang người
Không có đủ bằng chứng chứng tỏ mãng cầu xiêm có hiệu quả trong điều trị ung thư.
theo vết đốt của ruồi cát); nhiễm trùng do vi rút herpes; ho; và ung thư. Chúng còn được sử dụng để gây nôn, làm sạch ruột. Một vài người sử dụng các chất chiết xuất từ mãng cầu xiêm để giúp thư giãn. Chất chiết xuất từ mãng cầu xiêm còn được sử dụng bôi lên da để điều trị viêm khớp. Với thực phẩm, mãng cầu xiêm được sử dụng trong nấu ăn và đồ uống.