Các mẫu gạo, lúa của dân ở vùng ‘bệnh lạ’ Quảng Ngãi có hàm lượng độc tố aflatoxin cao gấp 25 lần tiêu chuẩn cho phép. Đây là kết quả xét nghiệm vừa được Viện Vệ sinh y tế công khung sat cua so cộng TP.HCM vừa công bố. Theo đó, đưa tin trên tờ Tuổi trẻ cho biết kết quả kiểm nghiệm các mẫu gạo được lấy ở vùng tái phát hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân tại hai xã Ba Điền và Ba Nam (huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi) Gạo mốc được xác định là tác nhân gây bệnh lạ ở Quảng Ngãi Kết quả xét nghiệm phát hiện có độc tố aflatoxin trong các mẫu gạo, lúa của dân ở những nơi xuất hiện bệnh này, hàm lượng cao gấp 25 lần so với mức quy chuẩn. Đáng lo ngại là trong số 10 mẫu gạo, lúa được kiểm nghiệm đều nhiễm nấm mốc và độc tố nấm mốc aflatoxin G1, B1, G2 và B2. Theo các chuyên gia hóa học, độc tố aflatoxin là một trong những tác nhân nguy hiểm, nếu nhiều quá mức quy chuẩn sẽ gây tổn hại đến nội tạng và có thể nguy hiểm đến tính mạng. Khuyến cáo của ngành y tế loại độc tố này có thể gây nên hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân (‘bệnh lạ’ ở Quảng Ngãi), đặc biệt là gây suy gan, ung thư gan nếu sử dụng trong thời gian dài. Hiện ngành y tế Quảng Ngãi đang phối hợp với địa phương thu hồi lượng gạo mốc và xin hỗ trợ gạo trắng cho người dân sử dụng. Tình trạng ‘bệnh lạ’ xuất hiện nhiều năm qua và ngày càng nhiều người dân phát bệnh viêm dày sừng lòng bàn tay, bàn chân. Cũng đã không ít đoàn kiểm tra của ngành y tế đến khảo sát tìm hiểu song bệnh lạ vẫn phát triển đều mà chưa tìm ra được giải pháp hữu hiệu. Nói như TS Nguyễn Văn Bình, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế thì: ‘Chưa tìm ra nguyên nhân bệnh không phải do ngành y tế mà bởi nhiều căn bệnh có khi một năm, 20 năm cũng chưa chắc đã tìm ra. Còn việc đi khảo sát, lấy các xét nghiệm, có thể đi hàng chục lần cũng chưa đủ’. Từ năm 2012, khi kết luận về căn bệnh này hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế cho biết bệnh lạ ở Quảng Ngãi khiến 100 người dân địa phương bị mắc là căn bệnh viêm da bàn tay và bàn chân do nhiễm chất bảo vệ thực vật nhưng chưa rõ là loại thuốc gì. Còn năm 2011, dựa vào biểu hiện lâm sàng, tiến triển trong quá trình điều trị và kết quả khảo sát về môi trường sống, điều kiện sinh hoạt, cũng như chế độ dinh dưỡng và kết quả xét nghiệm, theo kết quả hội chẩn của các chuyên gia trong và ngoài nước, chuyên ngành da liễu chẩn đoán đây là bệnh viêm da bàn tay, bàn chân do tiếp xúc. Khi đó khảo sát tại các gia đình, điều kiện ăn ở còn rất khó khăn, chế độ ăn uống quá thiếu thốn, chủ yếu dựa vào lương thực tự cung tự cấp quanh con suối, cái rẫy. Đoàn công tác đã khảo sát về tình trạng gạo ăn của bà con, cho thấy 3 gia đình có nhiều người mắc bệnh (5-6 người) đều sử dụng loại gạo ẩm mốc, chất lượng kém, có màu đen và hôi. Đến năm 2014 Bộ y tế vẫn chưa xác định nguyên nhân chính gây ra ‘bệnh lạ’ ở Quảng Ngãi. Các chuyên gia của Bộ cũng loại trừ virus Ricketsia ra khỏi đối tượng gây bệnh và tập trung nghi vấn vào việc người dân ăn gạo mốc hoặc do nước uống nhiễm kim loại nặng hay hóa chất. Các khảo sát cho thấy, 33 hộ dân có người mắc bệnh thì có đến 68% ăn gạo ủ mốc. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho hay, sẽ chỉnh lại phác đồ điều trị một cách hợp lý và hiệu quả hơn ngay sau khi xác định rõ nguyên căn bệnh có phải là do khung sắt cửa sổ thực phẩm hay không.
Theo Baodatviet.vn
Lại nhận diện nguyên nhân ‘bệnh lạ’ là… gạo