Kháng sinh từ thiên nhiên

Thuốc kháng sinh thường được sử dụng để điều trị các bệnh viêm nhiễm do vi khuẩn hoặc vi-rút gây ra. Tuy nhiên, nếu dùng lâu dài có thể gây ra tình trạng kháng thuốc và những tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe. Nếu tình trạng nhiễm khuẩn không quá nghiêm trọng, bạn có thể tăng cường sức đề kháng, củng cố khả năng kháng khuẩn cho cơ thể thông qua những loại kháng sinh từ tự nhiên dưới đây. 1. Mật ong Mật ong là một trong những loại ‘thuốc’ trị bệnh được ưa chuộng trong y học cổ truyền. Chúng có khả năng ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn. Mật ong thường được dùng điều trị các khối u ở dạ dày, do chúng có tác dụng làm dịu thành dạ dày. Nếu được sử dụng thường xuyên, mật ong còn làm tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. Ảnh minh họa 2. Hoa cúc dại Chiết xuất từ loại thảo dược này giúp củng cố sức mạnh cho hệ miễn dịch, phòng chống viêm nhiễm vi khuẩn và vi-rút. Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ cần sử dụng chiếc xuất từ hoa cúc dại trong vài tuần là đủ để bảo vệ cơ thể khỏi bệnh cảm, cúm thông thường. Loại hoa này được cho là có khả năng làm tăng lượng tế bào máu trắng, từ đó, đánh bại các căn bệnh do nhiễm khuẩn gây ra. Ảnh minh họa 3. Hành Chất sulphur, thành phần chính trong củ hành hoạt động như một loại kháng sinh hữu hiệu. Chúng có tác dụng làm long đờm, loại thải các dịch, dãi đang tích tụ trong phổi ra bên ngoài. Thói quen sử dụng hành trong quá trình [Xem thêm: thuốc chữa bệnh hen suyễn] chế biến món ăn sẽ giúp cơ thể có thêm sức đề kháng, phòng ngừa vi khuẩn. Đây còn là gia vị có tác dụng kích thích máu

huyết lưu thông tốt hơn. 4. Tỏi Khả năng kháng khuẩn của tỏi đã được khẳng định theo thời gian thông qua nhiều cách sử dụng khác

nhau. Chất hóa học tạo nên mùi và vị đặc trưng riêng biệt của tỏi là allicin. Đây là chất có thể làm giảm mức cholesterol trong máu, đốt cháy chất béo nếu được sử dụng lúc bụng đói. Nhờ đó, tỏi là thực phẩm có thể giúp giảm cân và huyết áp khá hiệu quả. Một số kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy nước ép tỏi còn có tác dụng chữa trị ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng tỏi với liều lượng vừa phải, khoảng 10g/ngày. 5. Trà xanh Lượng chất chống ô-xy hóa dồi dào trong trà xanh giúp loại thải hiệu quả các gốc tự do có thể gây hại cho cơ thể. Mặc dù không liên quan trực tiếp đến tác dụng kháng khuẩn, nhưng quá trình ‘tiêu diệt’ gốc tự do sẽ hỗ trợ cho khả năng phòng ngừa vi khuẩn của cơ thể đạt hiệu quả cao hơn. 6. Nước hoa hồng Loại mỹ phẩm tự nhiên được sử dụng phổ biến để làm sạch da mặt này còn có tác dụng kháng khuẩn.

Ngoài lĩnh vực làm đẹp, nước hoa hồng vẫn được người xưa sử dụng để lau chùi vết thương, thoa trực tiếp lên những vùng da bị phồng rộp, bỏng hay lở loét. Không chỉ có khả năng ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào các vết thương hở, nước hoa hồng còn giúp vết thương mau lành. Ảnh minh họa 7. Chiết xuất từ hạt nho Những chiết xuất dưới dạng thuốc, si rô hay thực phẩm… từ hạt nho đều có công dụng hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể. Trong hạt nho chứa nhiều chất chống ô-xy hóa, giúp ngăn ngừa các bệnh do các [Xem [Xem thêm: Dieu tri mat ngu] thêm: Điều trị hen suyễn ở trẻ em] gốc tự do gây ra trong mạch máu, góp phần bảo vệ sức khỏe và sắc đẹp từ bên trong. Theo Suckhoedoisong.vn