Hơn 10.000 người dân nghèo được khám bệnh tim miễn phí

Chương trình do Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ tổ chức. Từ đầu năm tới nay, tập đoàn đã tổ chức được 10 chương trình, giúp khám và tầm soát miễn phí bệnh lý tim mạch cho hơn 6.500 người tại các tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh, bản vẽ nhà thép tiền chế Quảng Ngãi, Kon Tum, Bến Tre, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau. Trong đó, nhiều trường hợp có chỉ định phẫu thuật đã được phối hợp với các tổ chức từ thiện hỗ trợ kinh phí và phẫu thuật thành công. Bác sĩ Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn khám, siêu âm tim cho hơn 500
1.jpg
người nghèo tại Sóc Trăng, ngày 26/4. Mới đây, gần 2.000 người dân tại Hà Tĩnh, Sóc Trăng và Bến Tre đã được các bác sĩ thực hiện khám chuyên sâu bệnh lý tim mạch, phát thuốc miễn phí và có hướng điều trị cụ thể cho các trường hợp có bệnh lý tim mạch như: thông liên thất, thông liên nhĩ, hẹp van động mạch phổi nặng, hẹp eo động mạch chủ… Tiếp theo, vào ngày 23-24/5 sắp tới, Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn (thành viên Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ) sẽ tiếp tục tổ chức chương trình khám tầm soát tim mạch tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và kêu gọi sự hỗ trợ của các tổ chức từ thiện để hỗ trợ kinh phí phẫu thuật cho các bệnh nhân. Theo các bác sĩ chuyên khoa tim mạch, để không trở thành nạn nhân của bệnh tim mạch, mỗi người cần kiểm tra sức khỏe định kỳ và nên bắt đầu ở tuổi 20. Trong đó, có nhiều chỉ số cơ thể bạn không thể bỏ qua. Bệnh tim mạch được mệnh danh là “kẻ giết người số 1” và có thể gặp ở mọi lứa tuổi, chứ không chỉ ở người cao tuổi như nhiều người quan niệm. Bệnh nhân tim mạch không chỉ đối mặt với nguy cơ tử vong cao mà còn phải chịu rất nhiều biến chứng nặng nề, gây ảnh hưởng lớn tới cuộc sống. Tuy nhiên, người dân có thể phòng ngừa được căn bệnh nguy hiểm này nếu kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ và biết tôn trọng các quy tắc về lối sống và chế độ dinh dưỡng. Theo bác sĩ Phạm Thế Việt, Trưởng khoa Tim mạch Lồng ngực, Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn, việc khám tầm Viêm xoang soát bệnh tim mạch đóng vai trò quan trọng. Trong đó, các số chỉ số cần quan tâm khi đi khám định kỳ là huyết áp, cân nặng, chỉ số khối cơ thể (BMI) và vòng eo. Những chỉ số này nên kiểm tra ít nhất 2 năm một lần. Tiếp đến là chỉ số cholesterol, cần kiểm tra 5 năm một lần và thực hiện thường xuyên hơn khi đến 45 tuổi đối với nam giới và 40 tuổi với phụ nữ. Đồng thời, bắt đầu từ tuổi 45, mỗi người nên thực hiện xét nghiệm đường huyết 1 lần một năm. Bên cạnh các chỉ số cơ thể, các
2.jpg
triệu chứng của bệnh tim mạch cần đặc biệt lưu ý như: gặp khó khăn trong vận động, mệt mỏi bất thường, lo lắng, nặng ngực hoặc khó thở. “Khi có các dấu hiệu này, bệnh nhân cần kịp thời gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra chức năng tim mạch bằng điện tâm đồ, siêu âm tim và có hướng điều trị thích hợp”, bác sĩ Việt cho biết. Phương Thảo

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *