TS Matthew Hardman và cộng sự so sánh vi khuẩn sống trên da người bị vết thương mãn tính với người có vết thương mau lành. Họ nhận thấy những điểm khác biệt đáng ghi nhận về sự khu trú của các vi khuẩn ở hai nhóm người nói trên, nêu luận cứ về một bộ phận vi khuẩn đặc biệt bị xem là dấu chỉ cho thấy vết thương khó lành. Mặt khác, họ phát hiện sự biến đổi đặc biệt ở một gien của chuột có vết thương lâu lành khiến nhóm chuột này có nhiều vi khuẩn gây hại. Trong điều kiện bình thường, gien nói trên có vai trò giúp tế bào xác định và phản ứng với vi khuẩn. Trang tin MNT dẫn lời TS Hardman: “Nghiên cứu này cho chúng ta hiểu rõ hơn về các loại vi khuẩn được tìm thấy ở [Xem thêm: Khám sức khỏe tổng quát] vết thương trên da, hiểu cách tế bào phản ứng với vi khuẩn và sự tương tác [Xem thêm: khám sức khoẻ định kỳ] đó ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương như thế nào”. Nhóm nghiên cứu hy vọng phát [Xem thêm: Chữa bệnh hen suyễn] hiện này giúp cải thiện việc điều trị vết thương mạn tính trên da – vốn thường gặp ở người cao tuổi và người đái tháo đường.
Giải thích mới vì sao vết thương lâu lành