HIV Tiến sĩ – bác sĩ Trương Quang Định, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 2 cho biết, ca phẫu thuật kết thúc lúc 14h30 ngày 6/5. Hiện, người cậu đã tỉnh sau khi cho thận, còn bé Dương Ngọc Minh đã có nước tiểu cho thấy thận đã hoạt động. Ca phẫu thuật có sự tham gia của khoảng 25 bác sĩ đến từ Bệnh viện Nhi Đồng 2 và
Chợ Rẫy. Tổng thời gian lấy thận và ghép thận là hơn 6 tiếng. “Mọi việc suôn sẻ như tính toán ban đầu. Sức khỏe của hai người đều ổn định”, bác sĩ Định nói. Các bác sĩ Việt Nam đã có đủ khả năng để ghép thận, tuy nhiên nhiều bệnh nhân vẫn phải chạy thận nhân tạo suốt đời do không có thận để ghép hoặc không có kinh phí. Ảnh: Dzoăn Quy Cũng theo bác sĩ Định, cháu Minh bị suy thận giai đoạn cuối do hội chứng thận hư kháng thuốc. Từ 6 tháng trở lại đây, bé đã phải nằm viện để được chạy thận nhân tạo liên tục và ghép thận là cách cuối cùng để cứu bệnh nhân. “Sau khi làm các xét nghiệm, người duy nhất trong gia đình có thể cho thận là cậu của bé. Đây là ca ghép thận thứ 11 bệnh viện thực hiện từ người cho vốn là người thân của các bệnh nhân”, ông Định nói. Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 2 cũng cho biết, ngày 7/5, đơn vị này tiếp tục ghép thận cho một trường hợp khác, bệnh nhân là bé Võ bá Minh 11 tuổi bị suy thận giai đoạn cuối do thiểu sản thận bẩm sinh. Người cho thận là mẹ bé, năm nay 37 tuổi. Hiện Khoa Thận máu – Nội tiết Bệnh viện AIDS Nhi Đồng 2 có 35 trường hợp suy thận giai đoạn cuối phải chạy thận nhân tạo. Tất cả bệnh nhân đều có nhu cầu ghép thận nhưng vì không có thận để thay (người thân không đủ điều kiện sức khỏe để cho), hoặc gia đình không đủ kinh phí nên các bé vẫn phải chạy thận nhân tạo. Mỗi trường hợp lấy ghép thận như bệnh viện đang và sắp thực hiện có chi phí khoảng 100 triệu đồng. Thiên Chương
Ghép thành công thận của người cậu cho cháu trai