Điểm mặt 14 tác nhân gây dị tật thai nhi

1. Các loại vi-rút
Một số loại vi-rút dưới đây được xem là rất nguy hiểm cho phụ nữ giai đoạn mang thai như virút gây bệnh sởi Đức hay còn gọi là rubella, vi-rút cytomegalovirus (CMV), vi-rút gây bệnh herpes và varicella zoster vi-rút (VZV). Thủ phạm này gây nhiều mối nguy như khuyết tật tim bẩm sinh, điếc, mù ở trẻ nếu nhiễm vi-rút rubella, gây kém phát triển não… Sinh ra những đứa con khỏe mạnh là mong muốn của tất cả các bậc cha mẹ

2. Khuẩn gây bệnh giang mai
Khuẩn giang mai thường lây lan qua đường tình dục, đây là loại khuẩn cực nhỏ hình xoắn ốc, có tên là Treponemes. Nếu không được điều trị bệnh giang mai có thể phát triển qua 3 giai đoạn lâm sàng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ sản phụ lẫn trẻ sơ sinh. Đối với người mẹ nó sẽ đi vào dòng máu sau đó truyền sang cho trẻ, gây sảy thai, thai chết lưu hoặc chết trong vòng vài ngày sau sinh. Nếu qua khỏi sẽ mắc phải nhiều bệnh nan y trong đó có bệnh viêm màng não, viêm da và một số bệnh bẩm sinh. Bởi vậy khi mang thai người mẹ phải điều trị dứt điểm căn bệnh này hoặc không nên mang thai khi đang mắc bệnh.

3. Rượu
Bà bầu uống rượu rất dễ tăng tỉ lệ dị tật thai nhi như bị thiểu năng tinh thần, khe mi mắt ngắn, kém phát triển xương hàm trên, dị dạng chỉ tay, dị dạng khớp xương và tim bẩm sinh, được gọi chung là Hội chứng thai ngộ độc rượu. Bà bầu uống rượu, hút thuốc rất dễ tăng tỉ lệ dị tật cho thai nhi

4. Nicotin
Nicotin là hóa chất dễ gây nghiện có nhiều trong thuốc lá. Khi người mẹ hút thuốc, nicotin ngấm vào máu, qua nhau thai đi vào bào thai và nếu thời gian phơi nhiễm nicotin càng lâu thì em bé cũng mắc chứng nghiện, tạo ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như suy hô hấp do thiếu oxy, bào thai phát triển không bình thường, chậm lớn, phát sinh tình trạng đẻ non, nhẹ cân khi sinh và nhiều hậu quả lâu dài khác khi trẻ trưởng thành.

5. Bức xạ ion hóa
Bức xạ ion hóa (Ionizing radiation) là mối nguy hiểm rất lớn đến sức khỏe sinh sản. Theo đó, người mẹ chỉ cần tiếp xúc trong thời gian ngắn có thể dẫn đến tình trạng phát triển trí não bất thường, chậm phát triển tâm thần, gây bệnh bạch cầu ở trẻ sơ sinh.

6. Toxoplasma
Toxoplasma là động vật nguyên sinh đơn bào, nó có thể gây nhiễm trùng. Mèo được xem là động vật trung gian gây lan truyền Toxoplasma mạnh nhất ngoài ra có thể bị mắc bệnh do ăn uống không hợp vệ sinh, không đun sôi, nấu chín, có thói quen ăn thịt sống… Nếu trong giai đoạn mang thai bị nhiễm Toxoplasma có thể gây sảy thai, thai chết lưu, trẻ kém phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần, nếu nặng có thể gây liệt não mù bẩm sinh. Mèo được xem là động vật trung gian gây lan truyền Toxoplasma mạnh nhất

7. Các loại thuốc nhóm X
Theo FDA (Cục Quản lý và Thực phẩm – Dược phẩm Mỹ), phụ nữ mang thai không nên dùng các loại thuốc nhóm X bởi rủi ro gây quái thai rất cao. Trong nhóm thuốc này có Thalilomide dùng để chữa an thần và chống nôn nên được người ta lạm dụng, đặc biệt là chữa bệnh ‘ốm nghén’. Hiện tượng thường thấy là trẻ sinh ra có tứ chi phát triển không bình thường. khuyết tật nội tạng và phát triển méo mó khuôn mặt. Năm 1960 người ta đã rút thuốc này khỏi thị trường, thậm chí năm 2005 ở Anh người ta còn dựng tượng đứa trẻ bị dị tật do người mẹ dùng Thalilomide để cảnh báo mọi người hãy tránh xa loại thuốc này. Ngoài Thalilomide trong nhóm thuốc nói trên còn có thuốc tránh thai, thuốc chữa bệnh sinh sản, thuốc điều
trị bệnh trứng cá, thuốc chống ung thư và chữa bệnh động kinh.

8. Cocaine và amphetamin
Đây là nhóm thuốc kích thích thần kinh, gây ảnh hưởng trực tiếp đến các tế bào thần kinh. Nếu lạm dụng có thể tạo các khối u nang trong não của trẻ, tăng khuyết tật khi sinh, thai chết lưu và trẻ sinh ra dễ mắc chứng nghiện, phát triển hành vi khác thường, trí não trẻ phát triển kém, ngỗ ngược và nhiều ảnh hưởng khác đến tâm tính khi trưởng thành. Bà bầu nên cẩn thận khi dùng các loại thuốc

9. Thuốc chống đông máu
Tất cả các thuốc chống đông máu, ngoại trừ Heparin, đều có thể qua nhau và gây xuất huyết cho thai. Warfarin là chất gây quái thai. Warfarin có nguồn gốc liên quan vitamin K. Có 1 số báo cáo các sản phụ có dùng thuốc này sinh con bị tật thiểu sản sụn mũi và có các dị tật thần kinh.

10. Thuốc chống ung thư
Các hóa chất trị ung thư có tính gây dị tật cao. Điều này không có gì ngạc nhiên do bởi các chất này ức chế sự phân chia tế bào. Dùng các thuốc gốc a.folic thường làm chết thai, 20-30% thai sống được thì thường có dị tật nặng.

11. Viên Aspirin
Các nhà khoa học đã chứng minh rằng, Aspirin và một số thuốc giảm đau có nguy cơ làm tăng tỷ lệ sảy thai, nhất là giai đoạn đầu của thai kỳ. Thuốc còn có thể làm thai già tháng, chuyển dạ kéo dài và gây nhiều biến chứng lên bé sơ sinh ở ba tháng cuối của thai kỳ. Asprin cũng làm tăng nguy cơ chảy máu ở bà bầu. Vì thế, bạn không nên tùy ý sử dụng asprin hay bất kỳ một loại thuốc giảm đau nào để điều trị đau đầu, cảm sốt… nếu chưa có ý kiến của bác sĩ.

12. Chất histamin
Đây là một chất hóa học nguy hiểm được nha sĩ dùng trong quá trình hàn răng. Ngoài ra, một số thuốc nhỏ mũi, nhỏ mắt có chứa histamin, bà bầu cũng nên tránh sử dụng. Bà bầu không nên hàn răng

13. Chất Iod
Một hóa chất có trong một số thuốc trị ho. Iod có thể làm suy chức năng giáp trạng ở thai nhi.

14. Một số loại hóa chất khác
Trong nhóm hóa chất, thủy ngân hữu cơ (mythyl mercury) được xem là nguy hiểm nhất đối với quá trình phát triển của bào thai, bởi nó gây ảnh hưởng tới hệ thống thần kinh, chậm phát triển tâm thần. Nặng có thể gây mù mắt, hợp chất này có trong một số loại cá, trong nguồn nước và khi người mẹ dùng, các chất độc này sẽ truyền sang cho đứa trẻ. Tiếp đến là nhiễm độc chì, sử dụng liều iốt kali quá lớn (có trong xirô chống ho, thuốc uống để chẩn đoán X-quang). Nhiễm độc PCB (Polychlorinated biphenyls) có trong các sản phẩm giặt, xà phòng, bảo quản thực phẩm…

Để hạn chế khuyết tật khi sinh thì nên sống trong môi trường trong lành, không nên ăn cá nhiễm thủy ngân, nguồn nước ô nhiễm cũng như hoa quả nhiễm độc hoặc có chứa hàm lượng hóa chất cao.

Theo Suckhoedoisong.vn