Khoang miệng bao gồm môi trên, môi dưới, sàn miệng, phần lưỡi di động (hay gọi là phần 2/3 trước của lưỡi), niêm mạc má, lợi hàm trên, lợi hàm dưới và vòm khẩu cái. Ung thư khoang miệng chiếm từ 5-10% tổng số các loại ung thư, trong đó thường gặp nhất là ung thư lưỡi. Nếu được phát hiện và điều trị sớm sẽ mang lại hiệu quả cao.
Yếu tố nguy cơ gây ung thư khoang miệng
Các nguyên nhân gây [Xem thêm: benh hen suyen] ung thư miệng đến nay chưa được xác định rõ nhưng bao gồm các yếu tố nguy cơ sau: Hút thuốc lá và uống rượu trong một thời gian dài; niêm mạc miệng luôn bị kích thích bởi một chiếc răng nhọn hoặc đôi khi do xương cá đâm vào hoặc bị tác động do ăn trầu thuốc sau một thời gian dài. Ở Việt Nam, những người ăn trầu thuốc (thuốc lào) trong thời gian dài cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư này. Thói quen ăn trầu thuốc, răng lệch lạc, vệ sinh răng miệng kém… có thể gây nên những tổn thương cơ học trong khoang miệng tạo điều kiện thuận lợi cho ung thư phát triển. Bệnh cũng thường gặp ở nhóm nam giới trên 40 tuổi;…
Dấu hiệu có thể mắc ung thư khoang miệng
Hầu hết bệnh nhân bị ung thư khoang miệng không có cảm giác đau ở giai đoạn sớm. Tuy nhiên cần chú ý, một trong các dấu hiệu sau có thể là triệu chứng mắc ung thư khoang miệng như: Có bất kỳ điểm sùi hoặc loét nào ở lưỡi, niêm mạc má, [Xem thêm: Benh hen suyen] lợi đã điều trị 2 tuần mà không khỏi; trong miệng hoặc trên môi có các điểm, nốt màu đỏ, trắng; có một điểm sưng tấy hoặc nổi một u ở bất kì điểm nào trong miệng hoặc ở cổ; cảm thấy khó khăn, trở ngại trong việc nói và nuốt hay có những tổn thương bị tái phát nhiều lần trong miệng; bị tê dại hoặc mất cảm giác ở bất cứ điểm nào trong miệng;…
Điều trị sớm, hiệu quả cao
Ung thư khoang miệng được chia làm 4 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 và 2 được coi là giai đoạn sớm. Tùy theo giai đoạn của khối u mà bệnh nhân sẽ được điều trị các biện pháp thích hợp. Ở giai đoạn sớm, việc điều trị ung thư khoang miệng sẽ đơn giản và đạt hiệu quả cao, người bệnh có thể bảo tồn được chức năng của khoang miệng cũng như đảm bảo về mặt thẩm mỹ. Còn ở giai đoạn muộn, việc điều trị sẽ khó khăn hơn rất nhiều, hiệu quả điều trị kém, gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sống của người bệnh.
Do đó khi thấy một trong các dấu hiệu đã nêu trên, người bệnh nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám. Ngoài ra để phòng và hạn chế nguy cơ gây ung thư khoang miệng cần thường xuyên giữ vệ sinh răng miệng, không nên hút thuốc lá, uống rượu, ăn trầu,… giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh.
Bác sĩ Nguyễn Văn Đức