Tuy nhiên, tùy theo từng trường hợp cụ thể khác nhau, từng giai đoạn khác nhau mà bệnh lý viêm xoang có thể biểu hiện những triệu chứng khác nhau. Trên thực tế có rất nhiều bệnh nhân chỉ có một triệu chứng đơn lẻ như nhức đầu nhưng khi chụp CT Scan phát bệnh có nang ứ đọng do nhiễm trùng trong xoang hoặc viêm xoang do nấm hoặc nội soi mũi xoang thấy dịch nhầy ở các khe , phù nề cuốn mũi.
Trường hợp đặc biệt: Viêm xoang hàm do răng, bệnh nhân chỉ nghĩ đến đau răng nhưng khám lại thấy một bên xoang hàm bị viêm nặng do vi khuẩn từ sâu răng đưa vào xoang.
Tùy theo vị trí xoang bị viêm mà biểu hiện của bệnh cũng khác nhau. Chẳng hạn xoang hàm: Nhức vùng má, Xoang trán: Nhức giữa 2 lông mày vào giờ nhất định, thường là 10 giờ sáng.
Xoang sàng trước: Nhức giữa 2 mắt, Xoang sàng sau, xoang bướm: Nhức trong sâu, nhức vùng gáy… Hơn nữa, viêm xoang thường gây ra hiện tượng chảy dịch, tùy thuộc vào vị trí xoang bị viêm mà dịch nhầy có thể chảy ra phía mũi hoặc xuống họng. Viêm các xoang trước thì dịch chảy ra mũi trước.
Viêm các xoang sau thì dịch chảy vào họng. Triệu chứng chảy dịch làm cho người bệnh có cảm giác luôn phải khụt khịt mũi hoặc cảm giác lờ đờ ở cổ họng luôn muốn khạc nhổ…
Viêm xoang trẻ em khác với người lớn vì hệ thống xoang chưa hoàn thiện, chỉ tới 20 tuổi hệ thống xoang mới phát triển hoàn chỉnh. Sự hiện diện của các xoang lúc này còn quá nhỏ, không giống như người trưởng thành, vì thế viêm xoang ở trẻ em thường khó chẩn đoán và dễ nhầm với các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp.
Dấu hiệu của bệnh viêm xoang không khác nhiều so với các bệnh về đường hô hấp, ho, hơi thở hôi, trẻ ốm yếu, kém hiếu động, ngạt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi…
Khi thấy trẻ có dấu hiệu đau đầu, ngạt tắc mũi… cha mẹ không nên chủ quan, mà cần đưa trẻ tới bác sĩ. Đặc biệt, khi trẻ có những dấu hiệu trên kèm theo các biểu hiện về mắt như sưng mắt, đau hốc mắt và giảm thị lực thì nên đi khám ngay. Nếu mắt mờ đi, có thể đã bị áp xe hốc mắt phải cấp cứu ngay.