Chữa ghẻ đơn giản mà hiệu quả

Bệnh ghẻ là bệnh truyền nhiễm, nhiễm trùng trên da do loài ký sinh trùng cái ghẻ (Sarcoptes scabiei, giống Hominis) gây ra. Chúng thường đào hang rãnh trên da làm ngứa ngáy khó chịu và nhiễm trùng. Triệu chứng đặc trưng là mụn nước ở vùng da non (kẽ ngón tay, kẽ cổ tay, lòng bàn tay, quanh rốn,…) và ngứa nhiều về đêm. Bệnh ghẻ rất dễ lây, có thể phát thành dịch địa phương, lây trực tiếp người – người là chủ yếu, lây gián tiếp qua quần áo, chăn màn, đồ dùng cá nhân. Bệnh ghẻ có thể gây biến chứng: chàm hóa, viêm da, viêm cầu thận,… Có rất nhiều dạng lâm sàng: ghẻ thông thường, ghẻ bội nhiễm, ghẻ chàm hóa, ghẻ vảy (ghẻ Na Uy)… Liên quan đến chủ đề bệnh ghẻ, BS. Nguyễn Thị Vân và BS. Nguyễn Thị Thúy, Bộ Y tế, sẽ giúp bạn

đọc hiểu rõ hơn về căn bệnh này. Ảnh minh họa Câu hỏi 1: Chào bác sĩ, cháu của tôi năm nay 12 tuổi, ở chân tay cháu có nhiều ghẻ, đó là vết tích lúc nhỏ nhưng đến nay vẫn chưa có tiến triển gì. Xin hỏi bác sĩ làm sao để cháu hết ghẻ lở và có làn da đẹp ạ. BS. Nguyễn Thị Vân trả lời: Chào bác, Bác nên cho cháu đi khám chuyên khoa da liễu sớm để được điều trị triệt để, tránh lây lan thành dịch. Trong gia đình có người bị ngứa thì phải kiểm tra và đi khám ngay. Vệ sinh chăn màn, quần áo, đồ dùng cá nhân để tránh tái nhiễm. Vệ sinh cá nhân cho cháu hàng ngày để tránh các biến chứng. Bôi thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Điều trị đúng theo chỉ định của bác sĩ sau 3-5 ngày không nổi sang thương mới, ngứa có thể tồn

tại trong 2 tuần. Cần bôi thuốc thêm 2 tuần để ngừa tái phát. Câu hỏi 2: Xin chào bác sĩ. Cháu năm nay 12 tuổi là nam giới. Từ nhỏ tới lớn, chân của cháu hay bị nổi ghẻ và ngứa. Xin hỏi bác sĩ cháu bị sao không ạ. Cháu cảm ơn bác sĩ. Ảnh minh họa BS. Nguyễn Thị Thúy trả lời: Chào cháu, Ghẻ là một bệnh do côn trùng gây nên. Trẻ con là đối tượng có nhiều nguy cơ bị mắc bệnh ghẻ nhất. Bệnh thường được ghi nhận ở những nơi có quần thể dân cư sống đông đúc, chật chội, điều kiện vệ sinh thấp kém, ăn ở không sạch sẽ…  Khi cháu bị mắc bệnh ghẻ, nếu cháu không điều trị dứt điểm sẽ có các biến chứng sau:  – Nhiễm trùng ở những tổn thương ghẻ do tay bẩn sờ mó hoặc cào gãi, vệ sinh kém. – Tổn thương ghẻ có thể chảy nước, lan rộng nằm trên vùng da màu hồng, rất ngứa gọi là hiện tượng chàm hóa. – Tổn thương thận: do độc tố của ghẻ hoặc do nhiễm trùng. Vì ghẻ [Xem thêm: thuốc chữa hen suyễn] là một bệnh lây lan có tính chất gia đình nên việc điều trị cho cả nhà là vấn đề cần thiết để ngăn ngừa sự tái nhiễm bệnh ghẻ. Cháu nên đi khám bác sĩ da liễu để được điều trị triệt để, tránh các biến chứng nguy hiểm. Để phòng bệnh ghẻ, cháu nên vệ sinh cá nhân hàng ngày.  – Khi cháu bị ghẻ tái phát: cần tránh tiếp xúc với người xung quanh, dùng vật dụng sinh hoạt riêng, ngủ riêng và đi khám ngay để được điều trị sớm tránh biến chứng và lây lan cho người khác. – Vệ sinh quần áo và vật dụng cá nhân bằng cách luộc quần [Xem thêm: Điều trị hen suyễn ở trẻ em] áo, đồ dùng cá nhân với nước sôi trong 15 phút để tránh lây lan và mắc bệnh lại. Chúc cháu sớm khỏi bệnh! Theo Suckhoedoisong.vn [Xem thêm: Điều trị hen suyễn]