Chữa bệnh theo cách kỳ lạ

Ngày nay khoa học kĩ thuật phát triển hỗ trợ rất đắc lực trong khám chữa bệnh và đem lại hiệu quả điều trị cao. Tuy nhiên, với tâm lí có bệnh thì vái tứ phương nên vẫn còn rất nhiều bệnh nhân tin và làm theo những phương thức chữa bệnh dân gian kì quái mà nhiều người mách lại với mong muốn sớm khỏi bệnh. Nhưng, họ đâu biết rằng có những bài thuốc kì quái đem lại kết quả không mong muốn, thậm chí còn ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của mình. ‘Thuốc tiên’ trị bách bệnh: Nước tiểu + phân Nước tiểu có thể chữa được bách bệnh thậm chí là bệnh ung thư, HIV…, đó là những thông tin được truyền miệng về tác dụng của ‘phương thuốc’ kỳ lạ này. Trong một thời gian, người dân vùng quê Nam Định rỉ tai nhau về tiên dược chữa bệnh được làm từ nước tiểu và phân. Nhưng sự thật, công dụng của ‘thần dược’ này ra sao? Ảnh minh họa Thận là cơ quan bài tiết chủ yếu của cơ thể, chức năng chính của thận là lọc chất độc từ máu, chất cặn bã ra ngoài cơ thể dưới dạng nước tiểu. Do đó, về cơ bản, nước tiểu hầu hết là các chất độc mà cơ thể không cần thiết nữa. Nước tiểu đầu được tạo ra trong bao Bowman (nang cầu thận), có thể được coi là hoàn toàn vô trùng, đôi khi lưu lại một số vitamin, chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, khi lần lượt đi qua bể thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo để ra ngoài thì có thể bị bội nhiễm vì con đường qua các cơ quan đó có nhiều vùng viêm nhiễm chứa bệnh lý của cơ quan đó. Bởi vậy, hơn 80% nước tiểu cuối cùng bài tiết ra ngoài cơ thể không còn sạch nữa. Nếu bạn uống nước tiểu này, đồng nghĩa với việc bạn uống một lượng chất độc và vi khuẩn có hại vào cơ thể. Khi đó, hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng, hàng loạt bộ phận khác của cơ thể cũng có thể bị nhiễm độc theo. Bên cạnh đó, nước tiểu vốn có nồng độ muối rất cao nên uống chúng cũng không khác gì uống nước muối, càng tăng sự khát và có nguy cơ giữ nước, gây hại cho cơ thể (như bị phù, suy tim…). Cũng tương tự như nước tiểu, phân người và động vật là chất thải độc hại của cơ thể chứa vô vàn vi khuẩn nhiễm bệnh, đặc biệt là khuẩn E.coli (vi khuẩn trú ngụ, sinh sôi trong bộ máy tiêu hóa của người [Xem thêm: kham ho hap] và động vật). Việc sử dụng liều thuốc này có thể gây tiêu chảy ra máu, nặng hơn gây nhiễm trùng máu, suy thận… dẫn tới tử vong. Giữa những lời đồn thổi, truyền miệng lan đi trong một bộ phận người dân, cho đến nay vẫn chưa có bất cứ tài liệu y

học nào chứng minh khả năng chữa bệnh của nước tiểu hay phân. Chữa bỏng bằng nước mắm, dầu cá, kem đánh răng… Khi bị bỏng nhiệt, nhiều người truyền nhau cách sơ cứu ban đầu là bôi nước mắm, kem dánh răng, dầu cá, lòng trắng trứng, dấm…. Cách sơ cứu này khiến

không ít người bệnh có nguy cơ nhiễm trùng vết bỏng, việc điều trị càng khó khăn và nguy hiểm hơn. Ảnh minh họa Có thể khi bôi kem đánh răng vào vết bỏng sẽ có cảm giác đỡ rát hơn [Xem thêm: Hen suyễn trẻ em] nhưng thực ra kem đánh răng có chữa chất kiềm, da đã bị tổn thương do nhiệt độ thì bôi kem đánh răng sẽ càng làm tình trạng nặng hơn. Dầu cá có tính giữ nhiệt.

Do đó, nếu bôi dầu cá vào vết bỏng thì nhiệt độ không thoát ra được, làm cho vết bỏng càng có nguy cơ sâu hơn. Còn với nước mắm, dấm, lòng trắng trứng bôi lên vết bỏng không được vô trùng, không có tác dụng kháng khuẩn. Từ đó, nguy cơ nhiễm trùng là rất lớn, việc điều trị phức tạp và nguy hiểm hơn nhiều. Rất nhiều bệnh nhân vào viện với vết loét, một phần đã bị hoại tử. Một số trường hợp còn phải cắt bỏ phần tay chân vì cách sơ cứu không đúng khoa học, khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng. Chữa vết thương ngoài da bằng… [Xem thêm: phoi tac nghen man tinh] nước dãi động vật Có thời ở Bình Định, mỗi khi người dân ở đây bị thương từ đơn giản là trầy xước da cho đến vết thương sâu rách da chảy máu là lại chữa theo cách rất kì quái, đó là đưa vết thương ấy cho… động vật (chó hay mèo)  liếm, hoặc lấy nước dãi của chúng bôi vào vết thương. Cách chữa bệnh này cũng được coi là có ‘cơ sở y học’ vì mỗi khi bị thương, chó mèo thường tự liếm vào vết thương nhiều lần để tự chữa bệnh. Điều đó ‘chứng minh rằng’ trong nước dãi/bọt của chó mèo có một chất nào đó có khả năng làm lành vết thương. Với lối tư duy trên, họ đã vận dụng tương tự để chữa những vết thương trên chính cơ thể mình mà không cần dùng đến bất kì loại thuốc, kháng sinh hỗ trợ nào khác. Ảnh minh họa Tuy nhiên, cách chữa bệnh này lại đem lại hậu quả khôn lường. Bởi nếu con vật đó bị dại thì chỉ cần nước bọt của chúng tiếp xúc với vết thương hở, bệnh nhân sẽ bị bệnh dại ngay. Những ví dụ trên chỉ phản ánh phần nào tác hại của việc chữa bệnh theo kinh nghiệm, truyền miệng dân gian mà không dựa trên một cơ sở khoa học nào. Chính vì vậy trong hoàn cảnh người người đều là… thầy thuốc, nhà nhà đều là… bệnh viện, người bệnh cần tỉnh táo, tránh chữa bệnh một cách mù quáng, ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của mình.                                 BS. Trang Anh Theo Suckhoedoisong.vn