Từ 14 – 16g, ngày 23/8, PGS.TS.BS Lê Thị Tuyết Lan – Chủ tịch Hội Hen – Dị ứng – Miễn dịch – Lâm sàng TPHCM giao lưu trực tuyến với bạn đọc AloBacsi qua chủ đề “Hen suyễn nhi”.
Hen suyễn (hen phế quản) ở trẻ em là một bệnh mạn tính của đường hô hấp gây co thắt phế quản và làm tăng tiết chất nhầy niêm mạc phế quản khiến trẻ khó thở, thở khò khè.
Thậm chí, nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh sẽ gây tắc nghẽn đường dẫn khí cố định, làm giảm khả năng hoạt động do trẻ bị khó thở kinh niên. Từ đó, hen làm trẻ chậm phát triển thể chất do bệnh làm trẻ mệt khi vận động nên trẻ ít vận động, ăn, ngủ kém.
Ngoài ra, hen còn làm trẻ chậm phát triển trí tuệ, kém tập trung, thường xuyên phải nghỉ học. Việc không được chữa trị, cấp cứu kịp thời có thể khiến trẻ tử vong khi lên cơn hen cấp.
Để kiểm soát được hen, trẻ cần được điều trị đúng bằng thuốc dự phòng xịt trực tiếp vào đường thở, ngừa cơn hen đều đặn mỗi ngày. Tuy nhiên, theo con số thống kê tại Việt Nam chỉ có 29% bệnh nhân đi khám bác sĩ hoặc cơ sở y tế, 89% bệnh nhân không được điều trị dự phòng; 88% người bệnh không biết hen suyễn có thể kiểm soát được. Quan trọng nhất là có đến 43% tự mua thuốc điều trị hoặc mua theo toa cũ.
Việc tự chữa bệnh hen bằng thuốc cắt cơn hen tức thời hoặc uống thuốc không có chỉ định của bác sĩ rất nguy hại. Nhiều cha mẹ thiếu hiểu biết tự ý mua thuốc thủ sẵn, cứ thấy con lên cơn hen là hít, lâu dần dẫn đến việc lờn thuốc rất khó cứu chữa.
Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh này, PGS.TS.BS Lê Thị Tuyết Lan – Chủ tịch Hội Hen – Dị ứng – Miễn dịch – Lâm sàng TPHCM, đồng sáng lập Phòng khám chuyên khoa Hô hấp – CHAC – sẽ tư vấn cho bạn đọc AloBacsi từ 14g – 16g, thứ 4, ngày 23/8 với chủ đề “Hen suyễn nhi”.
Qua đó, bà sẽ giúp tháo gỡ những thắc mắc của phụ huynh như:
– Nguyên nhân của bệnh hen phế quản?
– Những yếu tố làm khởi phát cơn hen?
– Ảnh hưởng của bệnh hen phế quản đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ?
– Các dấu hiệu nhận biết trẻ bị hen phế quản và phương pháp phòng ngừa?
– Chế độ dinh dưỡng, những lưu ý trong sinh hoạt hằng ngày của trẻ bị hen phế quản?
– Đo hô hấp ký có phải phương án tối ưu chẩn đoán hen phế quản?
Mời bạn đọc gửi các thắc mắc về AloBacsi để được PGS.TS.BS Lê Thị Tuyết Lan giải đáp theo địa chỉ email: kbol@alobacsi.vn hoặc tuvan@alobacsi.vn và cùng đón chờ câu trả lời của BS Tuyết Lan trong buổi chiều thứ 4 nhé bạn.
Trân trọng kính mời,