Đây là kết quả một nghiên cứu do Giáo sư Andrew Prentice, Trường Vệ sinh và Y học nhiệt đới London (Anh) thực hiện vừa được công bố trên Nature Communications. Nghiên cứu mang tới thông điệp về tầm quan trọng đặc biệt của dinh dưỡng cho người mẹ. Nó giúp phụ nữ có cái nhìn đúng đắn để lưu tâm hơn về cách bổ sung vitamin, các thực phẩm hữu ích khác trước khi mang thai như vitamin B2, B6, B12 cũng như choline, methionine và axit folic. Các chất này có thể tìm thấy trong sữa, rau xanh rậm lá và protein. Nghiên cứu giúp phụ nữ lưu tâm hơn tới chế độ ăn uống hàng ngày của mình. Ảnh minh họa: Foxnews. Để xác định tác động của thực phẩm người mẹ tiêu thụ, giáo sư Prentice đã nghiên cứu những phụ nữ sinh sống tại vùng nông thôn Tây Phi, nơi thời tiết từng mùa khác biệt hoàn toàn dẫn tới thay đổi rõ rệt về thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày. Cùng các đồng nghiệp trong Hiệp hội nghiên cứu Y khoa Gambia, ông xác định mức độ các chất dinh dưỡng trong máu của gần 170 phụ nữ mới mang bầu. Một nửa số này có thai vào mùa mưa, số còn lại là vào mùa khô. Ông cũng xem xét kỹ lưỡng ADN của những đứa trẻ sau khi chào Viêm túi mật đời và phỏng vấn phụ nữ địa phương về chế độ ăn của họ trong từng mùa. Tổng hợp các thông tin cùng nhau đã cho thấy mối tương quan rõ ràng giữa chế độ ăn tiền sản của người mẹ với gene của trẻ. Trong đó, chính thực phẩm tiêu thụ trước lúc mang thai lại đóng một vai trò quan trọng hơn dẫn tới những thay đổi trong gene mang tính epigenetic quan tri website hay ngoại di truyền. Những thay đổi này diễn ra ngoài chuỗi ADN, trình tự ADN của bộ gene không biến đổi mà chỉ có sự thay đổi về mức độ các hóa chất ảnh hưởng tới thời điểm gene được kích hoạt và sự kích hoạt đó diễn ra như thế nào. Không phải tất cả các gene trong cơ thể đều được biểu hiện tại mọi thời điểm và nếu hoạt động dưới hay trên mức cần thiết đều gây ra các vấn đề. Nghiên cứu này không cho biết liệu thay đổi về
mặt hóa học như trên có gây ảnh hưởng gì cho sức khỏe hay không. Trong công trình khác của mình, giáo sư Prentice đã chứng minh tương quan giữa chế độ ăn tiền sản với các hóa chất trong gene là nguyên nhân gây béo phì, ung thư và các vấn đề về hệ miễn dịch. Trong số này, một vài thay đổi sẽ biến mất theo thời gian, song một số khác lại tồn tại suốt đời. Kết quả cho thấy sức khỏe của một đứa trẻ được “lập trình” ngay từ những giai đoạn đầu tiên của sự sống bao gồm khoảng thời gian trong bụng mẹ và thậm chí trước cả khi bào thai hình thành. Tranh luận vẫn đang được đưa ra về tác động của yếu tố này tới bệnh tiểu đường tuổi trung niên hay đau tim khi về già. Thậm chí, có ý kiến còn cho rằng tuổi thọ của một người có thể bắt nguồn ngay từ đây. Khánh Hà (Theo Trendingnewsroom)
Chế độ ăn của mẹ trước mang thai ảnh hưởng gene con