Chế biến thực phẩm đúng cách

Để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình, các bà nội trợ không chỉ phải [Xem thêm: cách chữa bênh mất ngủ] lo lựa chọn thực phẩm đủ dinh dưỡng mà còn phải biết cách chế biến chúng sao cho các chất dinh dưỡng còn nguyên vẹn. 1. Thay vì [Xem thêm: cach chua benh mat ngu] luộc nên hấp rau xanh Nghiên cứu mới tại Đại học lllinois cho biết, hấp giúp giữ lại các chất dinh dưỡng như sulforaphane – một hợp chất với tính chất chống ung thư mạnh mẽ và có dồi dào trong các loại rau họ cải như bông cải xanh, súp lơ, cải xoăn. Tác giả của nghiên cứu, tiến sĩ Elizabeth Jeffery giải thích: ‘Hấp là một phương pháp tiếp xúc với nhiệt độ nhẹ nhàng để không loại bỏ các enzyme myrosinase – cần thiết để giải phóng các độc tố trong khi hầu hết các cách nấu ăn khác tiêu diệt nó. Bạn có thể hấp bông cải xanh từ 3-4 phút để tăng đặc tính chống ung thư’. 2. Chế biến cà tím không nên gọt vỏ Ảnh minh họa Vì vitamin P ở trong cà tím tập trung phần lớn ở vỏ mà đây là một loại vitamin mà chúng ta rất cần thiết để duy trì sức khỏe, chống suy nhược cơ thể. 3. Ăn dâu tây không nên cắt nhỏ Ăn dâu tây bạn

nên ăn cả quả. Nghiên cứu từ năm 2011 của Brazil cho biết: ‘Vitamin C bắt đầu bị phá hủy khi nó tiếp xúc với ánh sáng [Xem thêm: bệnh hen suyễn ở trẻ] và oxy. Dâu tây để nguyên quả có chứa từ 8-12% vitamin C so với khi bạn cắt nhỏ chúng. Để hàm lượng vitamin C được bảo toàn tốt nhất, bạn nên bảo quản dâu tây trong tủ lạnh với nhiệt độ mát’. 4. Không ăn sống cà chua Thay vì ăn sống bạn nên chế biến chúng. Cà chua giúp giảm nguy cơ đột quỵ của nam giới, chống ung thư tuyến tiền liệt và tăng cường năng lượng cho cơ thể. Nghiên cứu trên Tạp chí Dinh dưỡng của Anh cho biết cà chua nấu trong dầu olive giúp tăng cường hàm lượng lycopene lớn nhất. Lycopene là một chất béo hòa tan cần thiết trong chế độ ăn uống của bạn và cơ thể bạn cần hấp thụ nó đúng cách. Ảnh minh họa 5. Không nên gọt vỏ trái cây quá dày Do sợ hàm lượng chất bảo quản còn lưu lại trên trái

cây nên chúng ta thường gọt vỏ rất dày khi ăn, chính điều này đã làm mất đi phần lớn vitamin có trong trái cây rồi đấy. Hãy ngâm trái cây vào dung dịch diệt khuẩn nano, hoặc với muối,… để khử trùng, để ráo và gọt vỏ thật mỏng thậm chí có thể ăn nguyên vỏ càng tốt. 6. Các món ăn từ trứng không nên chế biến lâu Khi trứng gà nấu lâu, bề mặt lòng đỏ trứng sẽ chuyển sang màu xám, đó chính là hợp chất do chất sắt trong lòng đỏ và lưu huỳnh trong protein tạo thành. Chất này thực sự rất khó hấp thu vào cơ thể nên làm giảm hẳn chất dinh dưỡng của trứng. 7. Không nên kho thịt quá lâu Vì nó sẽ làm mất đi chất protein trong thịt, đồng thời khiến chất béo và đường bị đun ở nhiệt độ cao biến chất trở nên độc hại. 8. Không nên cho nước lạnh

vào xoong khi đang nấu thịt, ninh xương Trong thịt và xương có hàm lượng mỡ và protein rất lớn, khi đang nấu, đột nhiên cho nước lạnh vào, nhiệt độ nước bị giảm, mỡ và protein bị đông kết lại, các khe hở trong thịt và xương co lại khiến xương, thịt khó mềm nhừ, mùi vị thơm ngon của chúng cũng bị giảm hẳn. Chính vì thế nếu bạn đang nấu mà muốn bổ sung nước thì nên cho thêm nước nóng nhé. 9. Không rã đông thực phẩm bằng nhiệt độ cao Rã đông thực phẩm nhanh bằng cách cho vào lò vi sóng hoặc ngâm vào nước nóng là nguyên nhân khiến thực phẩm mất đi các chất dinh dưỡng vốn có. Tốt nhất, để thực phẩm đông lạnh giữ chất dinh dưỡng, hãy để chúng rã đông tự nhiên. Bạn có thể cho thêm một chút muối rắc nhẹ lên bề mặt để đẩy nhanh quá trình này. 10. Không nên cho giấm vào rau xào Xào rau xanh không nên cho giấm vào bởi vì sẽ làm giảm chất dinh dưỡng trong rau. Bởi lẽ, chất magie trong rau bị các phân tử oxy hóa trong giấm thay thế ở điều kiện nhiệt độ cao. Theo Suckhoedoisong.vn