Ăn uống giúp phòng ngừa sa sút trí tuệ (SSTT) Chế độ ăn có vai trò rất quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh SSTT. Cụ thể là: tăng lượng rau và hoa quả, ăn nhiều cá có chứa dầu omega-3; giảm mỡ và chất béo; ăn nhiều thức ăn có chứa chất chống ôxy hóa như vitamin E, vitamin C có tác dụng loại bỏ các gốc tự do khỏi cơ thể; chế độ ăn hạn chế muối sẽ làm giảm đáng kể huyết áp; bổ sung đầy đủ các vitamin B12, B6, folat trong khẩu phần ăn sẽ làm giảm nồng độ homocystein (một a-xít amin độc với tế bào thần kinh, làm tăng nguy cơ Alzheimer và bệnh tim mạch). Các vitamin này cũng tham gia vào quá trình tạo hồng cầu, cung cấp ôxy (có trong rau chân vịt và một số loại rau sẫm màu khác, dâu tây, chanh, đậu đen, cam, đậu tương). Mọi người nên hạn chế uống rượu. Uống rượu quá mức có thể gây SSTT do rượu và có thể làm tăng nguy cơ SSTT do mạch máu. Nghiện rượu nặng ở tuổi trung niên phối hợp với tăng nguy cơ SSTT khi về già. Đảm bảo chế độ ăn điều độ, hợp lý
sẽ làm giảm nguy cơ các bệnh mạch máu não, bệnh tim mạch, bệnh chuyển hóa… từ đó giảm các nguy cơ bị [Xem thêm: dieu tri hen suyen] SSTT. Ảnh minh họa: Internet Tập thể dục Tập thể dục đều đặn, thường xuyên giúp cải thiện trí nhớ và làm chậm quá trình lão hóa cũng như sa sút trí tuệ. Tăng cường hoạt động thể lực: thường xuyên tập dưỡng sinh, đi bộ, chơi các môn thể thao phù hợp lứa tuổi. Tăng cường hoạt động trí óc: đánh cờ, làm thơ, viết văn, tham gia nghiên cứu khoa học… Tham gia các hoạt động tập thể và các hoạt động xã hội: dưỡng sinh, âm nhạc, hội họa, khiêu vũ, thơ, nuôi động vật cảnh… Tăng cường rèn luyện trí nhớ, khả năng tư duy và các chức năng nhận thức khác bằng cách duy trì đọc sách báo, tập nhớ lại những thông tin, các sự kiện trước [Xem thêm: Dieu tri hen suyen] đây, lập kế hoạch, thực hiện công việc, cố gắng làm theo thời gian biểu đã lập hàng ngày hoặc hàng tuần và để ra những phần việc quan trọng cần chú ý để thực hiện. Sinh hoạt hàng ngày và vệ sinh cá nhân Bệnh nhân SSTT thường có biểu hiện giảm khả năng thực hiện các công việc thường ngày như ăn mặc, giặt giũ, nấu ăn, không nhớ được công dụng và giảm khả năng sử dụng các đồ dùng trong nhà, không tự tắm giặt, vệ sinh cá nhân (đánh răng, rửa mặt, cạo râu, đại tiểu tiện). Do vậy, cần giúp đỡ bệnh nhân mặc quần áo, đánh răng, giúp bệnh nhân sử dụng các đồ dùng hàng ngày, nhắc và trợ giúp họ đi vệ sinh… Nên để bệnh nhân ở những nơi quen thuộc và an toàn: bệnh nhân SSTT thường mất định hướng không gian (không biết mình đang ở đâu), thời gian, do vậy rất dễ bị lạc khỏi nhà, khi xa nhà bệnh nhân không tìm được đường về. Bệnh nhân thường dễ bị các tai nạn trong sinh hoạt do khả năng sử dụng đồ đạc kém, cần để các vật dụng vừa thuận tiện vừa tránh được các nguy cơ gây tổn thương cho bệnh nhân. Sửa đổi cấu trúc của ngôi nhà cho bệnh nhân tiện sinh hoạt, đặt chuông báo động (nếu bệnh nhân đi lại nhiều trong nhà), lắp đặt đủ ánh sáng, đặt các biển báo hiệu trong nhà để giúp bệnh nhân định hướng. Nên cất bỏ các vật dụng nguy hiểm trong nhà như dao và các vật sắc nhọn. Phải theo dõi việc sử dụng các dụng cụ trong nhà, đảm bảo tắt dụng cụ sau khi sử dụng vì bệnh nhân thường hay quên. Khi có sự thay đổi về môi trường xung quanh, về thời gian biểu hoặc người chăm sóc phải giải thích cặn kẽ và đơn giản với bệnh nhân.Lịch, đồng hồ và thời gian biểu hoạt động hàng ngày giúp tăng cường sự định hướng. Cho bệnh nhân có thời gian để thích nghi và làm quen với sự thay đổi này, cố gắng loại bỏ những việc không cần thiết. Dùng thẻ thông tin cá nhân: cho bệnh nhân đeo thẻ thông tin cá nhân đề phòng bệnh nhân đi lạc đường hoặc bị tai nạn. Giảm stress cho bệnh nhân: tránh những tác động tâm lý không tốt với bệnh nhân như cách ly, coi thường, không quan tâm đến những đề xuất, những nhu cầu tình cảm của họ. Nên thăm hỏi thường xuyên, khuyến khích họ duy trì các hoạt động xã hội. Nên đưa bệnh nhân vào các chương trình hoạt động tại cộng đồng như các câu lạc bộ sức khỏe tại địa phương. Theo dõi những biểu hiện bất thường về tâm thần như kích động, những phản ứng quá mức về cảm xúc, hoang tưởng bị hại, ảo giác… để đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế hoặc điều dưỡng gần nhất. Kịp thời phát hiện các dấu hiệu của bệnh bằng việc đưa bệnh nhân đến khám sức khỏe định kỳ tại các cơ sở y tế… Tuân thủ chế độ điều trị của bác sĩ. Theo dõi quá trình bệnh và thuốc điều trị: lập sổ theo dõi quá trình mắc bệnh, tiến triển của bệnh, các thuốc đang dùng, ghi rõ loại thuốc, ngày giờ cần uống thuốc để tiện cho bệnh nhân nhớ giờ uống [Xem thêm: điều trị hen suyễn] thuốc và thuận lợi cho những người chăm sóc khác trong gia đình. Khi SSTT tiến triển nặng, những can thiệp mạnh hơn và chăm sóc trong bệnh viện cũng mang lại ít kết quả, không xứng với chi phí, gây những khó chịu và nhiều nguy cơ. Vì vậy, với SSTT nặng, nên tập trung vào tạo sự dễ chịu của bệnh nhân hơn là cố gắng kéo dài cuộc sống của họ. Theo Suckhoedoisong.vn
Chăm sóc người sa sút trí tuệ