Bong gân: Xử trí như thế nào?

Mọi lứa tuổi có thể bị bong gân với vô vàn lý do khác nhau. Riêng với người tuổi cao thì bong gân để lại nhiều hậu quả xấu, nhất là thể bệnh nặng. Gân là một tổ chức mềm, đàn hồi gọi là dây chằng nối liền hai đầu xương hoặc nối cơ với xương. Chính dây [Xem thêm: bệnh phổi mãn tính] chằng là những sợi bao bọc, bảo vệ khớp xương. Bong gân là một trong những tổn thương rất hay gặp và sẽ để lại nhiều hậu quả xấu, nếu không xử trí

đúng phương pháp. Tuy vậy, trong thực tế thì hầu hết người bị bong gân thường chủ quan và không tuân thủ đúng để điều trị do chưa am hiểu hoặc hiểu biết còn hạn chế về bong gân cũng như hậu quả xấu để lại của nó. Bong gân là một tổn thương ở dây chằng khớp, xảy ra bởi sự tác động quá mức, sai tư thế (gặp nhiều ở người cao tuổi, sức yếu), tai nạn lao động, tai nạn giao thông (gặp ở mọi lứa tuổi), chơi đùa (trẻ em), chơi thể thao (bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, tenis, thể dục dụng cụ…) hoặc dùng dày, guốc có đế quá cao (phụ nữ). Các chấn thương này sẽ làm khớp xê dịch đột ngột, thậm chí trật khớp ra khỏi vị trí bình thường diễn ra trong khoảnh khắc rồi trở về bình thường (hoặc nhờ có sự can thiệp) hoặc vẫn diễn ra bong gân hoặc trật khớp gây đau, nhức, sưng nề, bầm tím. Đặc biệt ở người tuổi, do sự lão hóa dây chằng, khớp đã thể hiện rõ rệt, thêm vào đó chế độ dinh dưỡng không đảm bảo thì sự hồi phục do bong gân rất khó khăn cho dù bị ở mức độ nhẹ. Chính vì các tác động đó mà làm cho dây chằng bị tổn thương (sưng nề, dập, rách, đứt), nếu dây chằng bóc khỏi một đầu xương hoặc đứt dây chằng thì sẽ gây lỏng khớp để lại nhiều di chứng cho người bệnh. Vị trí bong gân tùy theo vùng bị chấn thương như cổ chân, mắt cá chân, khớp gối, cổ tay, ngón tay (nhất là ngón cái), khớp vai, khuỷu tay. Ảnh minh họa Nhận biết bong gân Các biểu hiện của bong gân rất giống với gãy xương. Vì vậy, đau là dấu hiệu bao giờ cũng có và đau tăng lên khi đi lại, sau đó, chỉ một thời gian ngắn (5 – 10 phút) sẽ xuất hiện sưng, bầm tím (nếu có tổn thương mạch máu gây xuất huyết bên trong) hoặc chảy máu ra ngoài do tổn thương mạch máu dưới da. Khi bị bong gân, người bệnh cảm thấy đau nhói ở vùng khớp bị tổn thương, sau đó bị tê dại không còn đau nữa nhưng khoảng 1 giờ sau, cảm giác đau nhức xuất hiện trở lại. Nếu bong gân ở cổ chân, mắt cá chân, bàn chân bệnh nhân sẽ không thể đi được, phải đặt bàn chân nằm xuống đất. Bong gân là một trong những tổn thương rất hay gặp và sẽ để lại nhiều hậu quả xấu nếu không điều trị đúng cách. Tuy nhiên, trên thực tế thì nhiều người bệnh hoặc người nhà người bệnh chủ quan với chấn thương này (nhất là với người có tuổi cao) cho nên tự chữa trị hoặc nhờ một số người không am hiểu về y học xử trí để rồi trở thành tàn tật. Để chẩn đoán bong gân, trật khớp cần chụp [Xem thêm: thuoc tri hen suyen] X-quang, tốt hơn là chụp cộng hưởng từ (MRI) và siêu âm khớp. Siêu âm khớp xương cho biết tình trạng của khớp, dây chằng và biết được có chảy máu, xuất tiết bao khớp hay không. Chụp X-quang, MRI, siêu âm là rất quan trọng, nhất là trong các trường hợp chấn thương làm dập, rạn, nứt, bong hoặc đứt dây chằng hoặc có kèm theo trật khớp, gãy xương. Biến chứng do bong gân có thể dẫn đến đau mãn tính, lỏng khớp, viêm khớp, teo cơ, cứng khớp, khô khớp, cử động khó khăn, đặc biệt đối với người cao tuổi vì sự lão hóa của cơ thể rất khó khăn để hồi phục. Nên xử trí như thế nào? Ngay sau khi đã nghi bị bong gân, phải làm ngừng chảy máu và hạn chế phù nề tối đa. Các nhà chuyên khoa xương, khớp khuyên nên xử trí bong gân ở giai đoạn đầu theo phương pháp ‘hạt gạo’. ‘Hạt gạo’ là dịch từ chữ RICE. Chữ này viết tắt của 4 chữ cái đứng đầu mỗi một từ, Rest (R) là nghỉ ngơi, Ice (I): đá lạnh, Compression (C) là ép và Elevation (E): nâng cao. Như vậy, phương pháp ‘hạt gạo’ là phải nghỉ ngơi (bất động), chườm lạnh, băng ép và nâng cao đầu chi lên. Do đó, ngay sau khi bị bong gân dù nặng hay nhẹ cũng cần được chườm lạnh ngay lập tức bằng hình thức dùng nước đá đập thành cục nhỏ, cho vào túi ni lông, đặt túi nước đá này lên vùng bong gân sau khi đã phủ lên da một lớp khăn, vải mỏng (tránh không cho nước đá tiếp xúc trực tiếp lên da có thể gây bỏng lạnh). Tác dụng của chườm đá sẽ làm dịu đau, co mạch, ngưng chảy máu, và bớt phù nề. Nên kê cao đầu chi bị bong gân khi nghỉ ngơi và nằm ngủ. Có thể dùng băng thun để băng ép khớp bong gân, giữ ít nhất 48 giờ nhưng không băng chặt quá sẽ hạn chế lưu thông máu. Điều tuyệt đối không được áp dụng là xoa bóp để làm nóng bằng các loại dầu, cồn, [Xem thêm: khám hô hấp] rượu (ngay cả rượu thuốc, mật gấu), không được chườm nóng, không tiêm bất cứ thuốc gì vào vùng bong gân vì làm như vậy có nguy cơ làm giãn mạch, chảy máu nhiều hơn và càng phù nề thêm. Nếu dùng băng chun thì không được băng quá chặt vì có thể sẽ gây đau nhức, bầm tím thêm chỗ bị bong gân. Để giảm đau, chống phù nề có thể dùng một số thuốc được bác sĩ khám bệnh kê đơn, người bệnh cần tuân theo, không được tự mua thuốc để điều trị. Nếu bong gân nặng (bong, đứt dây chằng) có thể phải xử trí bằng phẫu thuật, sau đó sẽ bất động khớp (tốt nhất là bó bột mới bất động tuyệt đối) trong thời gian khoảng 4 tuần lễ. Với người cao tuổi nếu rơi vào tình trạng chấn thương nặng, phải phẫu thuật thì việc hồi phục khó khăn hơn rất nhiều so với người trẻ tuổi. Vì vậy, chế độ dinh dưỡng, động viên, chăm sóc đối với họ cần được quan tâm chu đáo. Theo Suckhoedoisong.vn