Bí quyết giữ sức mùa nắng nóng

Nắng nóng oi bức, mệt mỏi đang là chủ đề được quan tâm trong những ngày gần đây. Từ đồng áng, lớp học, đến công sở…, thời tiết oi bức luôn khiến nhiều người say nắng, mất sức, chán ăn,… Một số gợi ý sau sẽ giúp bạn vẫn giữ được sức khỏe dù trời nắng nóng: Uống nhiều nước Thời tiết nắng nóng, cơ thể ra mồ hôi nhiều hơn nên dĩ nhiên bạn cần uống nhiều nước để bù lại lượng nước đã mất. Kể cả ngồi điều hòa thì bạn vẫn cần uống nhiều nước vì điều hòa khiến da khô, cơ thể háo nước. Theo tính toán, cứ khoảng [Xem thêm: bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính] 0.9 kg cân nặng cần 28.4ml nước. Như vậy mỗi ngày, một người nặng khoảng 58 kg cần uống ít nhất 8 ly nước cỡ

trung bình. Khi trời quá nóng, bạn có thể uống nhiều hơn nhưng lưu ý không nên uống thêm quá nhiều vì có thể phản tác dụng, khiến bạn gặp các vấn đề khác. Tránh ánh nắng mặt trời Trước hết, để tránh thời tiết quá nắng nóng và mất sức, bạn cần tránh đi bộ dưới ánh mặt trời, đặc biệt là vào thời điểm 12h trưa. Nguyên do là vào thời điểm này, nhiệt độ quá cao có thể khiến bạn dễ bị say nắng, kiệt sức. Nếu bắt buộc phải ra ngoài cần đảm bảo chi ra trong thời gian ngắn và phải thoa kem chống nắng với chỉ số SPF ít nhất là 15. Tránh để ánh nắng chiếu trực tiếp vào gáy. Tránh giận giữ Mùa hè khô và nóng với sự tăng tốc của quá trình lưu thông máu khiến tâm [Xem thêm: bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính] trạng chúng ta dễ bị biến động. Bạn dễ cảm thấy mệt mỏi, kích động, tức giận và đôi khi là khó chịu, mất ngủ ban đêm… Tình trạng này kéo dài có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn, đặc biệt là với người cao tuổi. Sự bất ổn định về cảm xúc có thể dẫn đến các bệnh về tim mạch và mạch máu não. Vì vậy, cần duy trì cảm xúc ổn định và rèn luyện

khả năng chịu đựng bằng cách đến với môi trường xanh, không khí thoáng đãng, tập bài hít vào thở mạnh ra để lấy lại bình tĩnh… Chế độ tập luyện Không nên tập thể dục quá nhiều vào các thời điểm nắng gắt trong ngày. Thay vào đó, bạn có thể chạy bộ, đi bộ vào lúc mặt trời gần mọc hoặc mặt trời lặn. Tập luyện từ từ để thích ứng với không gian dưới ánh nắng. Nếu bạn thấy khó thở được hoặc tim đập mạnh, cần dừng tập và cố gắng làm mát cơ thể, như bật quạt, rửa chân tay bằng nước mát. Nghỉ ngơi nếu bạn thấy lả người hay hoa mắt chóng mặt. Giữ nhà cửa thông thoáng Nếu nhiệt độ không quá cao, bạn nên mở hết cửa sổ để điều hòa không khí. Cửa sổ mở sẽ giúp đưa nhiệt ra ngoài và gia tăng luồng luân chuyển không khí trong nhà. Bạn cũng có thể để cửa sổ mở nguyên đêm nhưng tất nhiên là phải cẩn trọng an ninh. Bật quạt hoặc điều hòa không khí nếu có và lưu ý tắt hết đèn, các thiết bị điện không cần thiết vì các thiết bị này tỏa nhiệt nóng. Mặc trang phục thoáng mát Để hạ nhiệt cho cơ thể, bạn còn lưu ý mặc đồ nhẹ, rộng, như vải chất lanh, cotton để dễ thấm, thoát mồ hôi. Tuy nhiên, cần lưu ý chọn loại vải phù hợp vì một vài loại chất liệu mỏng không đủ khả năng bảo vệ da khỏi tia tử ngoại. Cần tránh quần áo màu tối, dày vì chất liệu dạng này có thể hấp thụ nhiệt. Ngoài ra, khi ra trời nắng, cần đội nón rộng vành, ưu tiên loại có các lỗ thông hơi. Đeo kính mát để bảo vệ mắt. Tắm nước mát hoặc tắm dưới vòi sen. Bổ sung thực phẩm tính hàn Để đảm [Xem thêm: Hen suyen tre em] bảo sức khỏe trong mùa nắng nóng, bạn cũng nên lưu ý bổ sung những thực phẩm mang tính hàn như mướp đắng, rau xanh (mồng tơi, rau dền, diếp cá…), hoa quả (dưa hấu, dừa, dưa chuột…) Tuy

nhiên, những người yếu chức năng tiêu hóa, mắc bệnh tiêu hóa, trẻ em và người cao tuổi cần đặc biệt chú ý đến việc tiêu thụ lượng thực phẩm đắng và thực phẩm tính phù hợp, tránh ăn quá nhiều dễ dẫn đến lạnh bụng và tiêu chảy. Theo Doisongphapluat.com