Bí quyết để có kỳ du lịch vui vẻ

Phòng tránh say tàu xe Trong chuyến du lịch bạn có thể lựa chọn một hay nhiều phương tiện giao thông như: máy bay, ô-tô, tàu hỏa, phà thuyền, ca-nô… Nhưng các phương tiện này đều có thể gây ra tình trạng bị say tàu xe. Thế thì bạn phải sử dụng các biện pháp phòng tránh cho những người bị say tàu xe và cả người không hoặc ít khi bị say như sau: Ngày trước chuyến đi, bạn cần thư giãn, tránh mệt mỏi do làm việc quá sức, bởi thần kinh căng thẳng thường dễ bị say tàu xe. Theo kinh nghiệm của nhiều người, ngày trước khi đi nên uống dung dịch oresol (ORS) sẽ rất ít say tàu xe, hoặc nếu có [Xem thêm: Benh hen suyen] say thì cũng say nhẹ. Nếu từng uống ORS (khi bị tiêu chảy) thì việc uống ORS cũng đơn giản với bạn. Tuy nhiên, đối với những người chưa từng uống loại dịch này, nhất là trẻ em thì bạn phải có nghệ thuật mới cho họ uống được. Đó là bạn nên pha ORS theo hướng dẫn trên bao bì, rồi bạn cho thêm vào đó mấy thìa đường, vắt vào nửa quả chanh, để cốc nước trong ngăn mát tủ lạnh cho có độ mát, hoặc cho vào mấy cục

đá thì cốc nước ORS trở nên dễ uống và hấp dẫn, dù là uống lần đầu. [Xem thêm: khám sức khoẻ định kỳ] Sau vài lần uống rồi thành quen, rất thuận lợi cho bạn chăm sóc trẻ trong chuyến du lịch và cả khi trẻ bị bệnh sau này nữa. Trước khi khởi hành chỉ nên ăn nhẹ, không để bụng quá đói hoặc quá no, vì cả hai trường hợp đó đều dễ say tàu xe và say nặng. Bạn cũng lưu ý là không uống các loại nước có gas, không uống rượu bia trước và trong khi đi. Đối với những người bị say tàu xe, nên uống 1 viên thuốc chống say loại Nautamin (Diphenhydramine), trước khi lên tàu xe khoảng 30 phút đến 1 giờ, hoặc có thể dùng cao dán Scopoderm TTS, dán sau tai 1 miếng, có thể phòng say tàu xe cho một chuyến đi trong 72 giờ… Đội mũ rộng vành phòng tránh nắng nóng Phòng tránh bệnh và chấn thương Bạn cần chuẩn bị những đồ dùng cần thiết trong chuyến đi như: đèn pin để đi lại trong đêm tối ở địa bàn bạn không quen đường, hoặc khi mất điện; điện thoại di động cần nạp đầy pin để giữ liên lạc với người thân, vì ở điểm du lịch như bãi tắm biển, lễ hội thường rất đông người, nếu không có điện thoại bạn sẽ gặp khó khăn lớn trong việc hội nhập với đoàn một khi bị lạc. Bạn nên chuẩn bị nước đóng chai loại nhỏ (500ml) tiện dùng cho mỗi cá nhân, mà khi cầm theo cũng đỡ nặng; thuốc chữa bệnh thông thường, như: panacetamol hạ nhiệt giảm đau, thuốc kháng sinh như cephalexin, amoxilin, tetracyclin, becberin… dự phòng khi bị trầy xước chân tay, hay phòng khi bụng dạ bất an; oresol, thuốc chống say tàu xe, thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi (NaCl 9%o)…; bông băng, cồn, nước oxy già, băng cá nhân, cao dán salonpas, khẩu trang để dùng trong trường hợp cần phòng bệnh cúm, sởi, thủy đậu… Nếu có người thân bị bệnh mạn tính thì bạn nhớ phải mang theo thuốc chữa bệnh mạn tính cho người thân như: thuốc chữa bệnh tiểu đường, huyết áp, tim mạch, thuốc chữa hen, lọ xịt cắt cơn hen, thuốc xương khớp… Nếu bạn đi nghỉ mát tắm biển hay thăm

quan các danh lam thắng cảnh, thì phải đi bộ nhiều, nên bạn cần chuẩn bị một đôi giầy thể thao hay giầy vải loại tốt, nhẹ, mềm, đế bằng cho dễ đi lại, dễ trèo đèo, leo núi. Bạn không nên đi dép hoặc giầy da cứng hay các loại giầy dép có đế cao vì dễ làm cho bạn bị trẹo chân, vấp ngã gây bong gân trật khớp vì phần lớn đường đi ở điểm du lịch là bãi cát, đường đèo núi gập ghềnh, bậc đá rêu phong dễ trơn trượt. Bạn có thể bôi cream để chống ma sát ở những điểm tỳ đè, cọ sát với giầy làm giảm nóng, chống rộp chân. Ảnh minh họa Trong suốt chuyến đi bạn cần chú ý khâu vệ sinh khi ăn uống: không ăn các hàng quán bụi bặm dọc đường, không cỏ đủ nước sạch rửa bát đĩa. Không ăn rau sống, kem, nước đá, không ăn thịt gia súc, gia cầm hoặc thủy hải sản chưa nấu chín như các món gỏi, tái, nem chạo, nem chua, tiết canh… Không ăn các loại trái cây mà khi ăn không phải bóc vỏ như: táo, ổi, mận, mơ, đào… Nên ăn uống những loại thức ăn đã nấu chín kỹ, đun sôi nhưng chưa để lâu, chỉ ăn đồ hộp mới, hạn sử dụng còn xa. Nên ăn các loại trái cây tươi chín, loại khi ăn phải tự mình bóc vỏ hoặc người bán bóc, gọt vỏ trước mắt mình nhìn thấy như: chuối, cam, quýt, bưởi, hồng xiêm, dưa hấu, măng cụt, vải, nhãn, mít, dứa, mía, dừa tươi… Nếu có uống rượu bia thì nên uống loại đóng lon, đóng chai, không nên uống bia hơi vì bạn không kiểm soát được việc đảm bảo vệ sinh. Không nên uống cà phê hay nước trà đặc vào buổi tối vì sẽ gây mất ngủ cả đêm, sáng dậy trong trạng thái mệt mỏi bơ phờ, không đủ sức tiếp tục hành trình và nhìn chung làm chuyến đi sẽ mất vui từ đó. Phòng tránh nắng nóng Nếu bạn đi du lịch đến các vùng nắng nóng như các tỉnh phía Nam thì bạn phải phòng tránh nắng nóng. Say nắng và say nóng rất dễ xảy ra khi bạn phơi mình lâu trên bãi biển nắng chang chang, hay phải đi bộ trên đoạn đường dài nóng bỏng, với trạng thái đói và khát. Bạn cần tránh ánh nắng mặt trời gay gắt chiếu thẳng lên da, nhất là chiếu thẳng vào đầu, cổ, gáy. Bạn cần đội nón, mũ rộng vành, mang theo nước uống, tốt nhất là dung dịch ORS. Trong ngày nắng gắt chỉ nên tắm biển trước 10 giờ sáng và sau 16 giờ chiều. Phụ nữ và trẻ em nên dùng cream chống nắng, thoa đều lên da 30 phút trước khi ra nắng và thoa lại sau 2-3 giờ. Bạn cũng nên bảo vệ mắt bằng cách đeo một cặp kính râm loại chống được tia tử ngoại. Nhỏ mắt bằng dung dịch NaCl 9%o mỗi khi trở về phòng nghỉ. [Xem thêm: thuốc hen suyễn] Theo Suckhoedoisong.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *